| Hotline: 0983.970.780

Linh hoạt và trách nhiệm

Thứ Sáu 08/01/2010 , 10:29 (GMT+7)

NNVN dồn dập nhận tin không vui khi thông tin một số tỉnh báo về giống lúa lai vụ đông xuân này chất lượng  kém.

Điển hình ở Nghệ An, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương... Hiện lúa giống chết rũ một số nơi có thể nguyên nhân do giống không đảm bảo, vì như ở Nghệ An, nơi nông dân có kinh nghiệm sản xuất lúa lai mười mấy năm qua thì khó có thể đổ lỗi do nông dân ngâm ủ không đúng quy trình. Điều khẩn thiết lúc này là cơ quan quản lý phối hợp, yêu cầu đơn vị cung ứng giống làm rõ nguyên nhân, có phương án hỗ trợ nông dân sản xuất kịp thời vụ.

Tất nhiên không vì thế mà chúng ta hoang mang về một vụ sản xuất (vụ này miền Bắc lệ thuộc rất lớn nguồn giống lúa lai nhập khẩu từ Trung Quốc). Khách quan mà nói, sản xuất giống vừa qua ở Trung Quốc gặp bất lợi lớn khi trùng một đợt mưa lớn và kéo dài thời kỳ lúa kết hạt. Theo đó cơ bản thóc giống thu hoạch màu sắc không đẹp, phổ biến bị đen đầu; một số lô còn nhiễm nấm bệnh hoa cúc. Điều chắc chắn đến là tỷ lệ nảy mầm không đạt cao bằng mọi năm. Theo một số DN, giống lúa lai nhập khẩu loại có sức sống mạnh như hệ Nhị ưu thường có tỷ lệ nảy mầm rất cao trên dưới 90% thì vụ này rất ít lô đạt tỷ lệ nảy mầm đó; các loại giống lúa lai khác tỷ lệ nảy mầm thậm chí còn kém hơn. Thực tế chung là vậy nên bà con không nên vì thấy màu sắc của giống không đẹp bằng mọi năm đã vội loại bỏ.

Điều cần làm lúc này là bà con hãy làm theo khuyến cáo của nhà cung ứng (họ là người cam kết, chịu trách nhiệm chất lượng giống). Ngâm ủ đúng kỹ thuật, nhất là vò rửa đãi thật sạch, xử lý thuốc trừ nấm (thường có sẵn trong bao giống) để diệt sạch nguồn bệnh. Quy định chung tỷ lệ nảy mầm của giống lúa lai phải đạt từ 80% trở lên, nhưng năm nay có thể một số lô giống không đạt tỷ lệ đó. Vì vậy cần sự linh hoạt tùy từng điều kiện cụ thể.

Nói linh hoạt nhưng trong khó khăn lại càng cần quản lý chặt chẽ về chất lượng. Năm nay là năm sản xuất nông nghiệp khó khăn đủ thứ. Mùa đông ấm. Khô hạn. Giá cả vật tư thất thường. Đặc biệt giống thiếu, chất lượng không cao, lại rất đắt (giống lúa lai đắt nhất từ trước đến nay:  trên dưới 70.000 đ/kg, buộc trả tiền ngay). Giống đã rất đắt mà chất lượng không đảm bảo thì đúng là nghịch lý, dồn hết sự thua thiệt về người nông dân.

Cho nên, với những lô giống kém chất lượng, nhà cung ứng không thể lập lờ rồi chối bỏ. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là đạo đức kinh doanh. Nhà quản lý lại càng cần quản lý, giám sát chặt chẽ hơn, tránh tình trạng lợi dụng giống khan hiếm, vì lợi nhuận, sẽ có không ít DN bất chấp quy định pháp luật tuồn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường. Chẳng hạn vừa qua có hiện tượng lơi lỏng công tác kiểm dịch cửa khẩu. Không hiểu các vị kiểm dịch kiểu gì mà có những lô giống nhập khẩu có chứng nhận kiểm dịch hẳn hoi thế mà bằng mắt thường nông dân cũng nhận ra giống nhiễm nặng nấm hoa cúc, một loại dịch hại lây lan nhanh và khá nguy hiểm (!?).

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất