| Hotline: 0983.970.780

Lo cháy rừng mùa hành hương

Thứ Sáu 15/03/2013 , 08:01 (GMT+7)

Đã trở thành thông lệ, cứ từ sau Tết Nguyên đán trở đi khu vực rừng ở vùng Bảy Núi (An Giang) lại có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào.

Đã trở thành thông lệ, cứ từ sau Tết Nguyên đán trở đi khu vực rừng ở vùng Bảy Núi (An Giang) lại có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào do vào mùa nắng nóng và hành hương.

Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng & bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm An Giang) cho biết: Hiện tại có khoảng 10.500 ha rừng đang báo động nguy cơ cháy cấp 5. Ngoài thời tiết bất lợi cho việc phòng cháy rừng thì trên địa bàn đang vào mùa du lịch. Khách đi du lịch, hành hương có thói quen đốt nhang cắm ở các am cốc, miếu trên núi và cả việc hút thuốc của người dân. Chính những lí do nhỏ này mà có thể gây nên ra những vụ cháy rừng lớn.

Khu vực núi Sam (TX Châu Đốc) có diện tích khoảng 100 ha rừng đồi núi. Hiện nay, trên núi nhiều nơi cây cối bị chết khô. Riêng khu vực này, Trạm Kiểm lâm núi Sam cũng đã bố trí đến 20 bồn chứa nước để PCCR. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là ở trên núi Sam có nhiều miếu, am cốc, cơ sở thờ tự, tình trạng thắp nhang đèn cúng viếng của du khách rất đông.


Lực lượng kiểm lâm An Giang kiểm tra dụng cụ chữa cháy rừng

Còn trên địa bàn các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, nhiều năm qua được liệt vào danh sách báo động cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm do phía dưới triền núi là địa bàn dân cư sinh sống, khi xảy ra cháy rừng không có lối vào để chữa cháy.

Do đặc thù là tỉnh phát triển mạnh du lịch tâm linh nên hàng năm, tỉnh An Giang thu hút trên 5 triệu lượt du khách, trong đó có gần 4 triệu lượt du khách hành hương đến các điểm di tích, danh lam thắng cảnh trong rừng và trên núi. 

Ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết thêm: “Trong tháng 3 và 4 là cao điểm PCCR. Toàn bộ lực lượng kiểm lâm phải trực 24/24 giờ. Chúng tôi còn tuyên truyền để mọi người hiểu và hợp tác giữ rừng. Đồng thời bố trí đầy đủ trang thiết bị chữa cháy, lắp đặt hơn 700 bồn nước ở những nơi khô kiệt dọc các triền núi. So với 2 năm trước, năm nay PCCR nặng nề hơn do thời tiết bất lợi”.

Theo ông Hòa, để đảm bảo bình yên cho những cánh rừng trong mùa khô này, tỉnh An Giang đã cho sửa chữa đảm bảo hoạt động tốt 132 máy chữa cháy, trang bị đầy đủ nước cho 600 bồn chứa nước, 4.674 bình xịt, can đựng nước, dao phát cỏ... 

Các hạt kiểm lâm phối hợp với các chủ rừng, chính quyền địa phương tổ chức được 73 chốt bảo vệ và hợp đồng với gần 100 lao động cùng kiểm tra, canh gác rừng thường xuyên. Ngoài ra, tuyên truyền cho các hộ SX ven các khu rừng không sử dụng lửa trong quá trình canh tác đông đồng. 

Trước tình hình thời tiết phức tạp, tỉnh An Giang đã quyết định tạm đóng cửa, ngưng các hoạt động trong rừng cho đến mùa mưa. Đồng thời tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy, tổ chức trực, tuần tra.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.