| Hotline: 0983.970.780

Lo cho bò sữa: "Cắm chân" thủ phủ cao su

Thứ Ba 30/12/2014 , 08:20 (GMT+7)

Mấy năm gần đây, do giá cao su dần đi xuống, nhiều hộ dân xã Long Tân đã chuyển một phần diện tích sang trồng cỏ, nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ…

Khấp khởi mừng

Đón tôi tại trạm trung chuyển sữa cho Vinamilk ở ấp Vũng Tây, xã Long Tân với ca sữa trên tay, anh Nguyễn Văn Khương, Chủ nhiệm HTX Bò sữa Long Tân chào rồi ngập ngừng: “Tôi sẽ dẫn anh đi tham quan một số trại bò của bà con quanh đây, vừa đi mình vừa trao đổi, chút nữa tôi phải đưa mấy cán bộ kỹ thuật của Cty Vinamilk đi khảo sát rồi”.

Nhìn ca sữa tươi trên tay anh, tôi cười, hỏi: “Chắc anh uống sữa tươi suốt ngày nhỉ?”. Anh đáp: “Thì… tôi làm cái trạm này chủ yếu để lấy sữa uống mà”, kèm một tràng cười to sảng khoái. 

Anh Khương nói: “Anh thấy đấy, trước giờ người nông dân ở Long Tân chủ yếu sống nhờ cây cao su. Một nửa là công nhân cạo mủ, số còn lại cũng trông vào vườn cao su tiểu điền.

Nhưng cũng chẳng ai khá nổi. Mấy năm nay, thị trường cao su ảm đạm, cuộc sống lại càng khó khăn hơn. Cho đến khi phong trào nuôi bò sữa phát triển. Bây giờ, đời sống bà con trong xã tuy chưa giàu nhưng đang khởi sắc từng ngày”.

Theo chân anh Khương vào khu trang trại bò của anh Đặng Hồng Thắng (47 tuổi) nằm sâu trong vườn cao su ngút ngàn ở ấp Vũng Tây, tôi gặp nhóm nông dân đang ngồi quanh chiếc bàn tròn đặt ngay trong chuồng bò, vừa uống trà vừa nói chuyện rôm rả.

“Từ lúc ăn ở với bò đến giờ ngày nào cũng có tiền đút túi anh ạ”, mọi người cùng đồng thanh nói với tôi.

Anh Thắng cho biết, trước khi nuôi bò, 9 anh chị em trong gia đình anh, người làm công nhân, người đi cạo mủ thuê và tất cả đều nghèo. Còn ở Long Tân, không ít người phải mang đất, vườn cao su đi cầm ngân hàng để lấy tiền đầu tư SX.

“Mấy năm trước, mùa cạo mủ thì tôi đi cạo thuê, hết mùa lại đi mua rau mang ra tận QL13 bán, thu nhập chẳng được bao nhiêu mà vất vả. Từ 4 năm nay, tôi vay vốn, chuyển sang nuôi bò. Hiện nay đàn bò của tôi có hơn 20 con. Giờ chưa giàu nhưng cuộc sống cũng đã qua thời khó khăn”, anh Thắng nói.  

Ông Đặng Hồng Thu (58 tuổi), anh ruột anh Thắng dù mới nuôi bò từ năm 2013, nhưng lại là người nuôi giỏi nhất, bình quân năng suất sữa đàn bò 8 con của ông đạt từ 25 - 28 kg/con. Với giá sữa ổn định từ 14.000 - 14.500 đ/kg, mỗi tháng, trừ hết chi phí, ông thu về 30 triệu đồng. Các hộ khác, dù nuôi không giỏi bằng ông Thu, nhưng thu nhập bước đầu cũng đủ để sống “khỏe re”.

Ngoài việc có hướng đi mới để thoát nghèo, điều đáng mừng nữa là những nông dân ở đây kết thành một tập thể, sẵn sàng hỗ trợ mọi kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi họ tích lũy được cho người mới nuôi.

Anh Đặng Hồng Thảo, anh ruột anh Thắng, người có đàn bò nhiều nhất với 40 con, bảo: “Bà con chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Ai không biết thì hỏi người đi trước. Nhất là khâu chọn giống, kinh nghiệm chăm sóc”.

Sẽ khởi sắc từ 2015

Do đặc thù của sản phẩm sữa, nông dân thường bị áp lực ở khâu vận chuyển sản phẩm đến đơn vị thu mua với đoạn đường khá xa, thời gian lại hạn hẹp.

Để giải quyết khó khăn này, anh Nguyễn Văn Khương, Chủ nhiệm HTX sau nhiều ngày trăn trở đã quyết tâm lên kế hoạch xây dựng một trạm trung chuyển sữa.

16-16-50_bi-1-su-khi-thnh-ly-vuon-co-su-gi-nh-dng-hong-tho-trong-co-voi-lm-thuc-n-cho-dn-bo-40-con-cu-gi-dinh
Sau khi thanh lý vườn cao su già, anh Đặng Hồng Thảo trồng cỏ voi làm thức ăn cho đàn bò 40 con của gia đình

Anh cho biết, kinh phí xây trạm trung chuyển sữa hết gần 2 tỷ đồng chưa tính mặt bằng. Gồm 1 phòng thu mua với bồn chứa dung tích 4 tấn, hệ thống bảo quản sữa đúng tiêu chuẩn do Vinamilk thẩm định.

Theo những nông dân này, nuôi bò sữa không hẳn dễ, cho nên đừng vội đầu tư quá lớn ngay từ đầu khi chưa đủ kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cần biết rõ nguồn gốc con giống trước khi mua. Nhiều khi người bán ăn gian tháng con giống. Chưa đủ tháng nhưng họ thúc cho ăn cám tinh ngày 3 - 4 kg, khiến bầu sữa rất to, cứ tưởng giống tốt, nhưng thực chất là bầu sữa bị sưng. Biết nguồn gốc là thắng được 50%.
Hiện nay, nhiều nông dân có vườn cao su tiểu điền đến thời kỳ thanh lý, thay vì trồng lại cao su thì họ trồng cỏ để nuôi bò, hoặc trồng xen cỏ vào cao su non.

Phía sau là phòng kỹ thuật dành cho nhân viên kỹ thuật của Vinamilk ở để  thẩm định chất lượng sữa mỗi ngày. Để có tiền xây trạm, anh phải bán bớt 1 đàn bò 20 con và vay mượn thêm.

Nói về lý do xây dựng trạm trung chuyển sữa, anh Khương tâm sự: “Thực ra, cái trạm này không mang lại nhiều lợi nhuận nếu không muốn nói là chẳng có ăn. Vì hoa hồng bảo quản sữa rất ít, nếu một ngày nhập từ 5 - 7 tấn sữa thì 1 tháng tôi được 10 - 20 triệu đồng, trong khi phải chi phí đủ thứ.

Nhưng thấy bà con làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy vắt sữa rồi chở đến công ty bán, tôi thấy vậy thì khó mà phát triển được nên quyết tâm đầu tư. Anh thấy đấy, từ khi có trạm này, lượng sữa tăng lên mỗi ngày, sữa được bảo quản đúng kỹ thuật nên không bị giảm chất lượng. Bà con mừng lắm!”.

Anh Khương cũng cho biết, bồn chứa sữa đang sắp quá tải, tràn bồn, nên anh đang chuẩn bị đầu tư thêm 1 bồn chứa 5 tấn, hết khoảng 700 triệu đồng. “Đầu tư nhiều mà thu lại nhỏ giọt như vậy bao giờ anh mới thu hồi vốn?”, tôi hỏi.

“Nói thật, nếu mang số tiền đầu tư này gửi ngân hàng thì khỏe hơn nhiều. Nhưng tôi xác định là thu nhập từ trạm chỉ cần đủ trả lương cho nhân viên thôi. Quan trọng nhất là góp một chút công sức vào sự phát triển của xã, giúp bà con làm ăn khấm khá hơn”, anh Khương đáp.

Để có được thành công trong phong trào nuôi bò sữa ở Long Tân, không thể không nhắc đến những đóng góp của các cấp chính quyền. Khi mới thành lập, HTX gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó chính là nguồn vốn hạn hẹp.

Nắm bắt được những trăn trở của các hội viên, Ban quản trị HTX đã cùng với Hội Nông dân xã Long Tân có những phương án, chính sách nhằm hỗ trợ hội viên vượt qua khó khăn.

Hiện tại, có 20 hộ chăn nuôi được vay vốn từ Trung ương Hội Nông dân với tổng số tiền 1 tỷ đồng. HTX cũng thường xuyên liên hệ với Sở, Phòng NN-PTNT để được tư vấn, hỗ trợ về giống cỏ mới làm thức ăn cho bò. Con giống cũng được HTX chọn lọc tốt nhất từ các Cty có uy tín.

Các lớp tập huấn chăn nuôi, lớp bồi dưỡng kiến thức về thú y cũng thường xuyên được HTX tổ chức, nhằm nâng cao kiến thức cho xã viên. HTX còn được Trạm Thú y huyện Dầu Tiếng hỗ trợ chi phí mua vắc xin để phòng ngừa dịch bệnh cho đàn bò sữa.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.