| Hotline: 0983.970.780

“Lo cứu dân trước, rồi mới lo chuyện cứu công trình”

Thứ Ba 15/10/2013 , 08:44 (GMT+7)

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc và kiểm tra công tác ứng phó với bão số 11 tại tỉnh Quảng Ngãi vào trưa 14/10.

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc và kiểm tra công tác ứng phó với bão số 11 tại tỉnh Quảng Ngãi vào trưa 14/10.

Báo cáo với Phó Thủ tướng về công tác chỉ đạo phòng tránh bão số 11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ cho biết: Hiện giờ, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng phương tiện, lực lượng và xác định địa điểm để di dời, sơ tán 54.050 hộ/216 nghìn nhân khẩu ở các vùng trọng yếu, dễ xảy ra sạt lở và triều cường xâm thực.

Trong đó đặc biệt chú trọng đến 5.189 hộ/21.370 nhân khẩu ở các địa phương có khả năng bị sạt lở đất, núi, biển và hạ du công trình thủy điện; hướng dẫn, sắp xếp nơi neo đậu cho các tàu, thuyền. Đồng thời thông báo diễn biến tình hình của bão cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển (927 tàu, thuyền/8.356 lao động) chủ động tìm nơi tránh trú an toàn.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (bìa phải) yêu cầu lãnh đạo Cty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Cảng Dung Quất khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó bão số 11

Ngoài ra, các ngành liên quan cũng tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn công trình; hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ngãi phải khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng yếu. Nhất là phải cấp tốc di dời, sơ tán dân vùng nguy hiểm, khu vực dễ sạt lở ở những vùng hạ du thủy lợi đến nơi an toàn trước 19 giờ ngày 14/10.

Tiếp đến phải tăng cường công tác thông tin diễn biến của bão đến cộng đồng dân cư, tuyên truyền người dân chủ động chằng chống nhà cửa, di dời tài sản đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ đất liền; kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão; tuyệt đối không cho người dân ở lại trên tàu thuyền và neo đậu phương tiện ở bãi ngang.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra nơi neo đậu tàu thuyền

Bên cạnh đó, phải chủ động chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm và bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ người dân khi xảy ra sự cố, đặc biệt là ở khu vực hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng.

Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt lưu tâm đến 32 hồ chứa nước của tỉnh bị xuống cấp nghiêm trọng, phải theo dõi sát sao mực nước và có phương án di dân kịp thời, bởi do ảnh hưởng của bão sẽ gây mưa rất lớn, dự kiến từ 200 mm đến 600 mm.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Việc trước mắt là phải tập trung lo cho dân, phải khẩn trương di dời dân, nhất là những hộ dân ở những vùng hạ lưu các hồ, đập khi có mưa to. “Lo cứu dân trước rồi mới lo đến chuyện cứu công trình”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đề cập đến Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Phó Thủ tướng cho rằng, Nhà máy là công trình trọng điểm của Quốc gia, vì vậy công tác phòng chống bão của nhà máy cũng hết sức được chú trọng. Phải biết lường trước những tình huống xảy ra để có phương án ứng phó kịp thời.

Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Cty lọc hóa dầu Bình Sơn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 11 tại Cảng Dung Quất và công tác neo trú tàu thuyền tại Cảng Sa Cần.

“Đến 18 giờ ngày 14/10, tại huyện đảo Lý Sơn đã xảy ra lượng mưa 150 ly và gió cấp 8, giật cấp 10. Thống kê chưa đầy đủ, đã có 1 nhà dân tại xã An Vĩnh, 1 trường tiểu học và 1 ngôi chợ lồng tại xã An Hải đã bị tốc mái; cây cối ngã đổ.

Nhờ sự trợ giúp của hàng trăm người từ các lực lượng Quân đội, Công an, Bộ đội Biên phòng và cộng đồng khu dân cư nên 420 chiếc tàu thuyền của ngư dân huyện đảo đã được kéo vào bãi neo đậu an toàn và những ngôi nhà không kiên cố đã được chằng chống”, ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lý Sơn, cho biết.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm