| Hotline: 0983.970.780

Lo hạn, mặn xâm nhập sớm

Thứ Sáu 22/03/2013 , 09:43 (GMT+7)

Vụ HT 2013, Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 292.000 ha, tập trung ở vùng TGLX và Tây sông Hậu.

Vụ HT 2013, Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 292.000 ha, tập trung ở vùng TGLX và Tây sông Hậu.

Lịch thời vụ gieo sạ tập trung được ngành nông nghiệp khuyến cáo theo 2 đợt: đợt 1 từ 5 - 20/4 và đợt 2 từ 5 - 20/5, trong đó lúa HT chính vụ chủ yếu gieo sạ trong tháng 4, chiếm khoảng 70% diện tích. Lo ngại lớn nhất là tình hình nắng nóng kéo dài gây khô hạn, nước mặn xâm nhập, lấn sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng đến SX.


Kiên Giang đã cho đắp 95 đập thời vụ để bảo vệ SX

Huyện Hòn Đất là địa phương có diện tích gieo sạ lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang, vụ HT này dự kiến xuống giống 76.000 ha. Ông Đào Xuân Nha, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc theo dõi tình hình rầy nâu di trú (đặt bẫy đèn) để đưa ra lịch thời vụ gieo sạ cho từng khu vực, theo hướng tập trung, né rầy, phòng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Vận hành hệ thống cống trên tuyến đê biển một cách hợp lý để đảm bảo việc tưới tiêu, tránh tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Ông Trần Đức Thắng, Phó trưởng phòng NN-PTNT Kiên Lương cho biết, huyện đã xây dựng kế hoạch gieo sạ lúa HT 2013 với tổng diện tích 16.000 ha, giảm 1.920 ha so với vụ ĐX. Diên tích giảm là do nằm trong khu vực bị xâm nhập mặn, chuyển qua nuôi tôm (một vụ lúa, một vụ tôm). Dự kiến lịch xuống giống lúa HT của huyện sẽ tập trung vào tháng 4 và đầu tháng 5.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết, nếu trời nắng hạn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng thì buộc phải gieo sạ chậm lại để chờ mưa. Do một số cửa sông vẫn chưa có cống ngăn mặn nên không chủ động được nguồn nước ngọt. Hơn nữa, hệ thống thủy lợi đang trong tình trạng “2 trong 1”, vừa phục vụ SX lúa vừa dẫn mặn nuôi tôm nên rất khó khăn.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất