| Hotline: 0983.970.780

Lỗ hổng quản lý phân bón

Thứ Tư 20/03/2013 , 08:46 (GMT+7)

Quản lý chặt chất lượng phân bón là góp phần bảo vệ quyền lợi nông dân và uy tín của các DN. Tuy nhiên, cho đến nay, lực lượng cán bộ và các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn hết sức sơ sài, nhiều lỗ hổng lớn đang bị các DN “cuốc xẻng” lợi dụng triệt để.

Quản lý chặt chất lượng phân bón là góp phần bảo vệ quyền lợi nông dân và uy tín của các DN làm ăn chân chính. Tuy nhiên, cho đến nay, lực lượng cán bộ và các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn hết sức sơ sài, nhiều lỗ hổng lớn đang bị các DN “cuốc xẻng” lợi dụng triệt để.

Lỗ hổng đầu tiên phải nói đến hiện nay là chúng ta chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về phân bón, về chất dinh dưỡng trong phân bón. Ngay cả Nghị định 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 36/2007/QĐ-BNN của Bộ NN-PTNT là 2 văn bản rõ nhất về phân bón cũng chỉ nói: Yếu tố dinh dưỡng đa lượng là N (tính bằng N tổng số), P (tính bằng P2O5 hữu hiệu), K (tính bằng K2O hòa tan); yếu tố dinh dưỡng trung lượng gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S) và silic (Si); yếu tố dinh dưỡng vi lượng gồm sắt, kẽm, đồng, bo, molipden, mangan và clo…

Với định nghĩa như vậy, “không khí” có thể được coi là phân đạm có chất lượng cao nhất vì chứa tới 78% N (ni tơ); cát, thạch anh… thuộc phân bón trung lượng chất lượng cao vì chứa trên 95% SiO2... Điều này vô tình đã bị một số DN (thậm chí DN lớn) lợi dụng triệt để. Trước đây, để có dinh dưỡng trung lượng: CaO, MgO; vi lượng: Fe, Mn, Zn, B, Mo, Co…các DN phân bón phải mua phân nung chảy hoặc các loại phân trung lượng, vi lượng tương ứng bổ sung vào sản phẩm NPK của họ, nhưng làm như vậy rất đắt.


Việc quản lý SX-KD phân bón hiện nay còn rất nhiều lỗ hổng

Nay, lợi dụng kẽ hở trên, họ mua cao lanh nghiền trộn vào sản phẩm NPK cho dễ tạo hạt và công bố chất lượng sản phẩm của họ chứa trung lượng SiO2, CaO, MgO… Điều này, không cơ quan quản lý nào có thể bắt bẻ được vì không vi phạm so với quy định. Chỉ có điều, nông dân mua các sản phẩm này bón cây sẽ bị cằn đi, thậm chí chết, đất chai cứng do cây không hấp thụ được các chất trung, vi lượng ở dạng thô.

Lỗ hổng thứ 2 là trong quy định kiểm tra chất lượng phân NPK. Chúng ta quy định: khi phân tích kiểm tra 1 trong 3 thành phần N, P, K được sai số không quá 5%, tổng 2 thành phần sai số không quá 7%, tổng 3 thành phần sai số không quá 9%; người lấy mẫu, phân tích mẫu phân bón phải được chỉ định. Tuy nhiên, tất cả người lấy mẫu toàn quốc được hướng dẫn duy nhất một phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên bằng cách xăm (xọc) vào các bao để lấy ra một lượng mẫu mang đi phân tích.

Trong quản lý chất lượng, phương pháp này chỉ áp dụng cho các sản phẩm có tính đồng nhất cao, sản xuất hàng loạt trong cùng điều kiện và khoảng thời gian gần nhau. Đối với lân nung chảy, đạm, kaly… là sản phẩm đồng nhất, lấy mẫu như vậy không có vấn đề gì. Nhưng, khi áp dụng với các sản phẩm không đồng nhất như phân trộn NPK; các loại phân bón thể keo, huyền phù thì cách làm trên không thể chấp nhận được. Ta cứ tưởng tượng một hộp sơn, nếu xọc ở phía trên sẽ toàn là dung môi còn xọc ở đáy hộp sẽ chỉ toàn bột màu.

Chẳng nhẽ kết luận hộp sơn đó không đạt chất lượng? Cho nên, mới nảy sinh trường hợp dở khóc dở cười là một phòng kiểm nghiệm (được chỉ định) phân tích cùng một lô sản phẩm, nhưng lấy mẫu 2 lần khác nhau, cho 2 kết quả sai khác từ 15 - 20% hay 3 phòng kiểm nghiệm (được chỉ định) phân tích cùng 1 mẫu cho 3 kết quả sai khác nhau đến 25 - 30%. Thế nhưng, những kết quả phân tích này lại là cơ sở để cơ quan kiểm tra xử phạt đơn vị vi phạm với lý do có mức chất lượng sai số quá 5% đối với 1 thành phần và quá 9% đối với 3 thành phần (!). Có thế ví von việc kiểm tra phân bón hiện nay như việc chúng ta đang dùng cân ô tô để kiểm tra khối lượng vàng SJC (!).

Từ đó, dẫn đến nếu kiểm tra thì tất cả các đơn vị lớn nhỏ đều ít nhiều vi phạm. Mặt khác, việc đánh đồng các đơn vị làm ăn nghiêm túc với các đơn vị làm ăn chụp giật như nhau và tất cả đều bị mời về “nhắc nhở” cũng tạo ra nhiều cái dở vì với DN nhỏ chỉ bị địa phương “nhắc nhở” (do sản phẩm chỉ tiêu thụ ở địa phương đó) nên xử lý “dễ ợt” còn các DN nổi tiếng, sản phẩm tiêu tụ trên phạm vi cả nước thì không biết xoay xở làm sao khi cả 64 tỉnh thành đều ra quân với phương pháp lấy mẫu kiểm tra như vậy? Thế mới có chuyện một DN xuất khẩu phân bón sang nhiều nước: Úc, Nhật, Hàn, Đài Loan… trên 20 năm chưa bao giờ bị khách hàng quốc tế phàn nàn về chất lượng, nhưng lại liên tục bị các cơ quan kiểm tra Việt Nam triệu đến “nhắc nhở”.

Trong những năm gần đây, xảy ra không biết bao nhiêu vụ phân bón giả, kém chất lượng gây hại cho nông dân, ảnh hưởng đến các DN làm ăn chân chính mà ta không bắt được hoặc bắt được nhưng không xử lý được vì thiếu cơ sở pháp lý. Thực trạng này đang gây bức xúc lớn trong xã hội, đã đến lúc các cơ quan quản lý phải nhìn thẳng vào thực tế, kịp thời có các biện pháp bịt những lỗ hổng không đáng có này.

Mặc dù không phạt được vì tổng 3 thành phần đều cao hơn so với công bố, nhưng việc liên tục bị “triệu tập” như vậy khiến các DN phân bón “rất mệt” (!). Mà cũng khổ cả mấy bác thanh tra, họ làm việc vô tư, với mục đích trong sáng bảo vệ người tiêu dùng và làm sạch thị trường, họ đâu có muốn sát phạt. Kết quả sai so với quy định, không phạt thì bị nghi ngờ, phạt thì người bị phạt không tâm phục, khẩu phục, vả lại cũng chẳng biết được họ sai ở khâu nào để chấn chỉnh.

Rồi như Quy định ghi nhãn bao bì cũng còn rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Có đơn vị ghi rất to: Phân bón chất lượng cao 10-10-5, song lại ghi rất nhỏ mục: Thành phần dinh dưỡng: N = 1%, P2O5 = 1%, K2O = 0,5%; chỉ có điều giá bán không hề thua kém phân NPK 10-10-5 của các đơn vị danh tiếng. Thế nhưng, quản lý thị trường chịu không phạt được vì theo quy định họ chẳng có gì sai (!). Lại nữa, có đơn vị trên bao bì ghi: Thành phần dinh dưỡng N =…, P2O5 =…, K2O =… và các chất vi lượng; một số đơn vị viết tắt tiếng Anh: NPK + TE (trace elements - các nguyên tố có vết).

“Chất vi lượng” hay “nguyên tố có vết” là những chất/nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ hoặc không phân tích được; những chất/nguyên tố này có thể là chất dinh dưỡng, nhưng cũng có thể là chất độc cho cây. Vì vậy, phải chỉ rõ chất đó là chất dinh dưỡng gì và phải viết bằng tiếng Việt như quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa bởi nông dân ta mấy người biết tiếng Anh(?!).

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm