| Hotline: 0983.970.780

Lo ngay ngáy vì sắp… thừa đường!

Thứ Hai 13/08/2012 , 10:41 (GMT+7)

Niên vụ 2011 – 2012, lần đầu tiên SX mía đường của Việt nam không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có dư để XK. Dự kiến niên vụ 2012 – 2013, Việt Nam sẽ thừa đường. Điều này khiến các DN SX-KD mía đường trong nước đang lo ngay ngáy.

Niên vụ 2011 – 2012, lần đầu tiên SX mía đường của Việt nam không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có dư để XK. Dự kiến niên vụ 2012 – 2013, Việt Nam sẽ thừa đường. Điều này khiến các DN SX-KD mía đường trong nước đang lo ngay ngáy.

Lo chuyện tạm trữ

Báo cáo tổng hợp của Bộ NN-PTNT tại hội nghị tổng kết tình hình SX đường niên vụ 2011-2012 diễn ra cuối tuần qua cho thấy, niên vụ 2011-2012, ngành SX mía đường nước ta tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tốt, tăng mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Cụ thể, diện tích mía cả nước niên vụ 2011 – 2012 đạt 283.222 ha, tăng hơn vụ trước 11.822 ha. Đến năm 2012, cả nước có tổng cộng 39 NM đường đã hoạt động, với sản lượng mía ép công nghiệp niên vụ 2011 – 2012 đạt 14,5 triệu tấn, tương đương hơn 1,3 triệu tấn đường (trong đó đường luyện là 350 nghìn tấn). So với niên vụ trước, lượng mía ép công nghiệp tăng 2 triệu tấn (16%), sản lượng đường tăng 155.780 tấn (13,5%).

Về tình hình cung cầu và tiêu thụ đường trong nước, tính từ đầu niên vụ đến ngày 15/7/2012, tổng lượng đường mà các NM đã bán ra là khoảng hơn 1,2 triệu tấn, tăng so với cùng kỳ của năm trước gần 160 nghìn tấn, trong đó lượng tiêu thụ trong nước khoảng hơn 1 triệu tấn - tương đương so với niên vụ trước. Theo thống kê đến ngày 15/7/2012, tổng lượng đường tồn kho của các NM trên cả nước còn khoảng gần 240 nghìn tấn, nếu cộng với lượng đường sẽ NK theo thỏa thuận WTO sắp tới là 70 nghìn tấn, tổng lượng đường phục vụ cho tiêu dùng trong nước từ nay đến đầu niên vụ 2012 – 2013 là khoảng trên 309 nghìn tấn, dự báo sẽ đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng đường trong nước đến hết tháng 10/2012.


DN SX-KD đường trong nước cho rằng, phải đấu thầu Quota NK đường để lấy tiền chênh lệch hỗ trợ cho DN XK đường

Với tình hình cung cầu như trên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần đánh giá, niên vụ 2011 – 2012 có thể nói là năm đầu tiên, ngành mía đường nước ta nỗ lực SX đủ đường đáp ứng nhu cầu trong nước, thậm chí còn có XK. Về giá mía, trong khi nhiều loại nông sản giảm trung bình 30% thì các NM đường vẫn cố gắng giữ được giá mía cho nông dân ổn định ở mức 950.000 – 1.050.000 đồng/tấn như các năm trước. Đây được xem là một thành công lớn!

 Tuy nhiên, bước vào vụ ép 2012 – 2013, ngành mía đường đang đứng trước dự báo là sẽ nhiều khó khăn lớn, khi mà giá đường từ cuối năm 2011 đến nay liên tục biến động bất thường theo chiều hướng ngày càng đi xuống. Tính chung trong niên vụ 2011 – 2012, giá đường xuất kho tại các NM đã thấp hơn niên vụ trước từ 1.500 – 2.000 đ/kg. Trong hoàn cảnh đó, sản lượng đường SX trong niên vụ 2012 – 2013 được dự báo là sẽ tăng mạnh. Cụ thể, niên vụ 2012-2013 dự kiến diện tích mía cả nước sẽ đạt khoảng 300 nghìn ha, tăng so với vụ trước 16.778 ha.

 Theo kế hoạch SX mà các NM công bố đến thời điểm này, lượng mía ép sẽ đạt khoảng 16,7 triệu tấn, tương đương với sản lượng đường dự kiến sẽ đạt gần 1,6 triệu tấn (trong đó đường luyện là 450.000 tấn). Nếu cộng với lượng đường phải NK theo cam kết khi gia nhập WTO năm 2013 là 74.000 tấn, và với mức tiêu thụ trong nước trong niên vụ 2012 – 2013 khoảng 1,4 triệu tấn, dự báo ít nhất “cung” đường trong nước sẽ lớn hơn “cầu” khoảng trên 200 nghìn tấn. Trước tình hình này, nhiều DN SX-KD mía đường trong nước không khỏi lo lắng.

Bà Bùi Thị Quy - Chủ tịch HĐQT Cty Mía đường cồn Vạn Phát (Tân Phú, TP.HCM) cho rằng, ngành mía đường hiện có đóng góp không nhỏ trong ngành nông nghiệp, nhưng lâu nay gần như chưa được hưởng bất kỳ chính sách ưu đãi nào. Với sản lượng đường dự kiến tăng ít nhất khoảng 200 nghìn tấn trong niên vụ tới, theo bà Quy, Chính phủ phải có chính sách cho các DN mía đường được vay vốn ưu đãi tạm trữ đường tương tự như muối hay lúa gạo. Ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định, chính sách tạm trữ đường, thì đại bộ phận DN trong Hiệp hội là tán thành. Tuy nhiên, cũng có một vài DN cho rằng, vụ ép mía hiện kéo dài từ tháng 8 đến mãi tháng 6 năm sau mới chấm dứt, vì vậy không cần thiết phải tạm trữ.

Nhất trí với việc cần phải có chính sách tạm trữ, bà Nguyễn Thị Minh Thái, Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ Cty TNHH Thực phẩm công nghệ Minh Tâm (TP.HCM) cho rằng: Cho phép tạm trữ đường là cần thiết, bởi vào vụ ép, mấy chục NM ai cũng đua nhau bán đường thì ai mua cho xuể?

“Nóng mặt” với đường lậu, bức xúc vì quota

Bà Nguyễn Thị Minh Thái cũng cho rằng, bên cạnh chính sách tạm trữ, các cơ quan chức năng cần phải hành động quyết liệt bởi tình trạng buôn lậu đường đang ngày càng nhức nhối khiến DN SX-KD đường trong nước vô cùng khốn đốn. Theo bà Thái, ba tháng gần đây, nhiều DN SX-KD đường không thể bán được một lô đường nào tại khu vực phía Nam. Bởi đường lậu về đến TP.HCM bán giá chỉ 15.500 – 15.600 đ/kg. Trong khi đó đường SX trong nước xuất tại kho đã phải bán giá 16.700 đ/kg.

 Việc buôn lậu đường có quy mô, có đường dây, họ in sẵn bao bì hẳn hoi. Khách hàng nào cần đường Biên Hòa là họ có đường Biên Hòa, ai cần đường Vị Thanh là có đường Vị Thanh, bao nhiêu cũng có. Năm nay chưa thừa đường mà đã khốn đốn thế, sang năm bảo thừa 200 nghìn tấn nữa không biết sẽ làm sao...

Xoay quanh câu chuyện “lùm xùm” về quota NK đường, ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang bức xúc: “Việc phải NK đường theo cam kết WTO thì phải làm, nhưng vấn đề là nhập lúc nào cho hợp lí. Chứ cả năm ròng rã không cho nhập, bây giờ vụ ép mới đang cận kề, tỉnh nào cũng đang lo sốt vó chuyện tiêu thụ đường, ấy thế mà đùng một cái, Bộ Công thương lại cấp quota cho nhập 70 nghìn tấn đường đúng vào lúc này. Thật không hiểu nổi!”

“Bọn buôn lậu hoạt động có thâm niên, có tổ chức hẳn hoi chứ chẳng phải bí mật gì mà không biết. Vấn đề là các cơ quan chức năng có ngăn chặn quyết liệt không mà thôi. Theo tôi, cần phải chia 50 – 70% giá trị lô hàng bắt giữ được cho các lực lượng chức năng. Bắt buôn lậu phải có công như thế họ mới làm hăng hái, chứ bắt xong lại bán sung công quỹ thì ai mà làm” – vị này hiến kế.

Liên quan tới việc cấp hạn ngạch NK (quota) đường, ông Nguyễn Bá Chủ - GĐ NM đường Bourbon (Tây Ninh) cho rằng, việc Bộ Công thương trực tiếp cấp hạn ngạch cho DN được phép NK theo cơ chế “xin - cho” hiện nay là quá quan liêu, vừa dễ nảy sinh tiêu cực và lãng phí. Theo ông Chủ, thay vì cơ chế cấp quota bằng cách “ưu tiên” cho DN NK như hiện nay, cần phải có cơ chế thay thế để hỗ trợ cho DN có điều kiện XK đường. Theo đó, quota NK đường cần phải được đưa ra cho các DN SX-KD đường trong nước đấu thầu công khai. Số tiền chênh lệch có được từ việc đấu thầu này, phải nên trích ra để hỗ trợ cho DN thúc đẩy việc XK đường.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần khẳng định: Cơ chế đấu thầu quota NK đường, hiện nay hầu hết các nước trong khu vực như Indonesia, Philippin, Hàn Quốc… đều đã thực hiện từ lâu. Chỉ có Việt Nam là tới giờ vẫn giữ cơ chế “xin – cho” như vậy. “Có tới hàng trăm DN xin nhập nhưng lại chỉ cấp cho một vài DN nhập mà thôi, thế thì kiểu gì không nảy ra cơ chế xin – cho! Tôi đề nghị Bộ Công thương cần nhanh chóng nghiên cứu, sửa đổi cơ chế này, chuyển sang cơ chế đấu thầu” – Thứ trưởng Tần nói.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất