| Hotline: 0983.970.780

Loay hoay phát hành phim Việt

Thứ Năm 09/01/2014 , 09:38 (GMT+7)

Làm thế nào để phát hành những bộ phim của điện ảnh Việt? Câu hỏi này dường như liên tục được những người làm điện ảnh, các nhà quản lý đặt ra.

Làm thế nào để phát hành những bộ phim của điện ảnh Việt? Câu hỏi này dường như liên tục được những người làm điện ảnh, các nhà quản lý đặt ra mỗi khi bàn đến việc phát triển điện ảnh.

Nhìn vào con số mỗi năm chỉ có khoảng hơn chục bộ phim truyện điện ảnh được SX đủ cho thấy thị phần phim Việt đang lép vế cỡ nào tại các rạp trong nước chứ chưa nói đến xuất ngoại. Nguyên nhân được xem là yếu từ việc hợp tác SX đến phát hành phim. Đây là vấn đề không mới, tuy nhiên thực trạng này vẫn chưa có sự thay đổi nếu không muốn thừa nhận là ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Vùng sâu, vùng xa bỏ trống

Một Giám đốc Trung tâm chiếu phim cấp tỉnh từng chia sẻ với chúng tôi: “Thị trường điện ảnh Việt Nam không thua kém ai nhưng vận hành không hiệu quả. Mạnh ai nấy bán, mạnh ai nấy mua, lộn tùng phèo, kẻ lớn nuốt kẻ nhỏ, bỏ lại sau lưng vùng sâu, vùng xa không hề được thưởng thức điện ảnh. Doanh thu điện ảnh chỉ ở các trung tâm văn hóa lớn. Phim nội không vào được rạp lớn, phim Nhà nước SX tiền tỷ bỏ kho. Trong khi nhiều trung tâm chiếu bóng ở các tỉnh lại không có phim mà chiếu”.

Theo số liệu tờ Hollywood Reporter đưa ra thì nếu như doanh số năm 2010 của toàn thị trường VN là 23,7 triệu USD thì năm 2011 đã vọt lên 35 triệu USD. Năm 2012 con số này là 42 triệu USD và dự tính năm 2013 sẽ lên tới 57 triệu USD. Dự báo tới 2016, doanh số của cả thị trường VN sẽ vượt 100 triệu USD và là một trong những thị trường tăng trưởng nóng bậc nhất khu vực.


Phim Việt bị cho là chết yểu trên sân nhà

Tuy nhiên sự thật thì tăng trưởng trong thị trường điện ảnh Việt chủ yếu rơi vào tay các nhà phân phối nước ngoài, mà chủ yếu là Megastar. Cty do Hàn Quốc nắm 90% cổ phần này chiếm lĩnh phần lớn thị trường phim Việt bằng những bộ phim Mỹ nhập khẩu. Lượng phim ngoại nhập chiếm tới 80% cùng tỷ lệ người xem lên tới 70%, trong khi, phim Việt không có "đất" phát hành.

Là Phó Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim quốc gia, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát cho hay, mỗi năm hội đồng duyệt và cho nhập trên 100 phim ngoại nhưng chỉ có hơn 10 phim Việt ra rạp.

PGS.TS Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh, đau xót: “Chúng ta đã làm đổ vỡ cả một hệ thống phát hành phim. Hệ thống này từng rất mạnh nhưng nay èo uột, rời rã, tan nát. Chuyện này đã diễn ra nhiều năm trước nhưng không ai cứu vớt”.

Cùng với lượng phim nhập về không giới hạn như hiện nay theo cam kết vào WTO, chắc chắn VN sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng nhưng cũng là thách thức cực kỳ lớn với các nhà làm phim trong nước. Ông Trần Luân Kim cho rằng tiềm năng phát hành ở VN rất lớn nhưng không khai thác được do không có vốn SX phim. Ông cũng không ngần ngại sử dụng hai từ “báo động” để nói về thực trạng SX và phát hành phim hiện nay.

Vẫn chưa có câu trả lời

Thị trường với hơn 90 triệu dân đang bị bỏ ngỏ bởi phim Việt đa phần chất lượng không cao, vốn SX của các hãng lại không dồi dào, các hãng cũng không có kế hoạch, không liên kết với nhau mà chỉ tính cốt sao làm phim để thu hồi vốn. Đó là lý do mà chúng ta thua trên sân nhà trong khi nhiều Cty nước ngoài vào Việt Nam lại kinh doanh rất tốt, mà đơn cử là Megastar.

Bà Ngát thừa nhận: “Thị trường điện ảnh trong nước hiện nay đang rất ngổn ngang cả đầu vào (SX) lẫn đầu ra (phát hành). Có tới hơn 200 DN SX phim ra đời nhưng chỉ có số ít làm phim, nhiều hãng tư nhân chủ yếu làm phim hài với chất lượng không cao, cho ra những bộ phim mà báo chí gọi là thảm họa”.

Đồng quan điểm này, PGS. TS Trần Luân Kim cho rằng số lượng phim Việt Nam đang nhiều lên, điều này thể hiện ngay ở các phim tham dự LHP Việt Nam 18 nhưng chất lượng lại là cả một vấn đề phải bàn. Ông Kim cho rằng: “Cả thời gian dài qua không có một cuộc hội thảo nào bàn về chất lượng phim. Kinh phí èo uột, SX không ổn định thì sao đảm bảo được chất lượng. Chúng ta đã bàn về Quỹ Phát triển điện ảnh nhưng đến nay vẫn chưa thành lập. Do vậy khó nói đến việc nâng cao chất lượng”.

Để phát triển hợp tác SX và phát hành phim, Nhà nước vẫn phải đóng vai trò trụ cột, đặc biệt trong thời điểm này. Bà Ngát đề nghị Nhà nước giữ các hãng phim Nhà nước, cổ phần hóa, hoạt động theo cơ chế riêng. “Nên xốc lại đội ngũ phát hành, liên doanh liên kết với nhau và cần có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng từ phía Nhà nước”, bà Ngát nói.

Tuy nhiên, theo bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) thì có thể tính đến một tổ chức xã hội nghề nghiệp đứng ra điều tiết việc phát hành, phổ biến phim nhưng trước mắt Cục Điện ảnh muốn sự hợp tác giữa các đơn vị phát hành phim sau khi “tận thu” ở phòng vé các thành phố lớn sẽ cung cấp phim (cho mượn hoặc thuê giá rẻ) để phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa. Và Cục đề nghị Nhà nước khôi phục lại Chương trình MTQG về điện ảnh (đã thực hiện từ năm 1994 nhưng bị cắt giai đoạn 2012 - 2015) trong Chương trình MTQG về văn hóa....

Đó là về lâu về dài, còn theo các nhà quản lý, một cơ chế hoạt động chặt chẽ và khuyến khích những người làm công tác chiếu bóng ở địa phương là giải pháp đầu tiên cần thực hiện, dễ thực hiện và có thể thực hiện được sớm để đưa tình trạng phim Việt “chết yểu” trên sân nhà ra khỏi tình trạng báo động.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm