| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 03/11/2014 , 09:00 (GMT+7)

09:00 - 03/11/2014

Lỗi đâu phải do người lao động

Chuyện tiền lương lại tiếp tục làm nóng nghị trường kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 này, khi Chính phủ cho rằng chưa thể tăng lương cho bộ máy theo lộ trình vào năm 2015, do cân đối ngân sách khó khăn.

Còn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì lý giải thêm về lý do chưa thể tăng lương vì bộ máy còn cồng kềnh, năng suất lao động thấp… khiến ngân sách bị áp lực rất nặng nề.

Hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức đang nín thở chờ quyết định cuối cùng. Vì việc tăng lương hay không có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ.

Những lý do mà Chính phủ và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đưa ra để lý giải cho việc chậm tăng lương cho bộ máy, rõ ràng là không thuyết phục.

Để bộ máy cồng kềnh, phình to, có trách nhiệm của Bộ Nội vụ, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tuyển dụng người.

Muốn tuyển một người vào bộ máy, trước hết cần đặt câu hỏi: Tuyển vào để làm gì? Có đủ việc cho họ làm không? Vị trí đó có thực sự cần thiết không? Có ảnh hưởng đến quỹ lương không?...

Bộ máy đã phình quá to trong khi các địa phương vẫn ồ ạt xin thêm biên chế, hàng chục vạn người vẫn tìm cách nhao vào biên chế.

Ở đây cũng có phần trách nhiệm của Quốc hội. Trong việc để bộ máy phình to, vai trò giám sát của Quốc hội ở đâu?

Công việc đáng 2 người làm, nhưng tuyển vào đến 4 người. Trong 139.000 cơ quan hành chính, ngoài 139.000 ông trưởng, còn thêm đến gấp 5 lần số lượng ông phó nữa, trong khi mỗi cơ quan thực sự chỉ cần 1 đến 2 ông phó (Bộ Ngoại giao của Mỹ chỉ có 1 thứ trưởng, thì năng suất lao động, hiệu quả công tác thấp, trong khi quỹ lương tăng thêm, gây ảnh hưởng đến ngân sách, là lẽ đương nhiên.

Lỗi ấy đâu phải do người lao động? Lỗi đó hoàn toàn thuộc về người tuyển dụng và bố trí lao động.

Chưa thể tăng lương vì bộ máy còn cồng kềnh. Thế đến bao giờ thì bộ máy hết cồng kềnh? Đề án từ nay đến năm 2020 phải cắt giảm được 100.000 người trong bộ máy, liệu có làm nổi không, khi mà báo cáo trình Quốc hội mới đây nhất, Bộ Nội vụ vẫn chủ trương chỉ giữ nguyên số lượng công chức, viên chức trong bộ máy từ nay đến hết năm 2016? Mà giả sử từ năm 2017 trở đi có làm được, thì con số giảm đó vẫn chỉ như “muối bỏ bể” trong cái khối công chức, viên chức khổng lồ kia.

Nghĩa là bộ máy vẫn chưa hết cồng kềnh. Vậy chẳng lẽ từ nay đến năm 2020, vẫn chưa thể tăng lương cho bộ máy, vì nó vẫn… cồng kềnh, hay sao?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm