| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích bón phân "4 đúng"

Thứ Sáu 14/03/2014 , 09:42 (GMT+7)

Bón phân theo phương pháp "4 đúng" là dựa trên cơ sở hiểu cây cần gì, vào lúc nào? Đất có khả năng cung cấp cho cây được chất gì và bao nhiêu? Và ta cung cấp cho cây bằng cách nào thì có lợi?

Tuy năng suất lúa hàng năm vẫn tăng đều, nhưng chi phí đầu tư ngày càng cao, giá bán lại thấp. Nghe các nhà khoa học nói, bón phân theo nguyên tắc "4 đúng" sẽ giúp làm giảm chi phí, năng suất lúa lại cao nên thu được lợi nhuận cao hơn, nhiều nông dân muốn tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc này.

Nông dân Võ Thanh Trung ở Ấp Hoàng Việt - Tân Phước - Tân Hồng - Đồng Tháp (ĐT: 0983247509) hỏi:

Hiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh tấn công liên tục, giá lúa ở ĐBSCL thấp, chi phí tăng cao, các nhà khoa học khuyến cáo nông dân bón phân theo phương pháp "4 đúng" để hạn chế sâu bệnh, giảm chi phí.

Xin cho biết cách áp dụng phương pháp này để có lời? Đối với đất màu mỡ, đất phèn và đất bình thường, Cty CP Phân bón Bình Điền có loại phân bón nào thích hợp?

Trả lời:

Bón phân theo phương pháp "4 đúng" là dựa trên cơ sở hiểu cây cần gì, vào lúc nào? Đất có khả năng cung cấp cho cây được chất gì và bao nhiêu? Và ta cung cấp cho cây bằng cách nào thì có lợi?

Còn bón phân theo cách của bà con thường là có phân gì bón phân nấy, coi phân nào cũng như nhau, nên thường dùng phân đạm nhiều và bón kéo dài nên vừa gây lãng phí phân, tiền của mà không đáp ứng được yêu cầu của cây, lại làm tăng thêm sâu bệnh nên tăng chi phí thuốc và công phun xịt thuốc. Ngược lại năng suất giảm nên hiệu quả kinh tế thấp mà môi trường thêm bị ô nhiễm.

Mỗi loại cây có nhu cầu phân cho các giai đoạn khác nhau, mục tiêu thu năng suất khác nhau thì liều lượng và tỷ lệ các loại phân cung cấp cũng khác nhau. Vì vậy, bà con cần hiểu 4 đúng trong việc sử dụng phân bón sẽ góp phần làm giảm chi phí, tăng hiệu quả đầu tư.

Vậy "4 đúng" là thế nào?

1/ Đúng lúc: Nghĩa là bón phân vào những giai đoạn quan trọng của cây để giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, tránh gây lãng phí. Chẳng hạn đối với lúa thì có 3 giai đoạn quan trọng cần phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời là giai đoạn bén rễ, giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn đón đòng.

2/ Đúng loại: Mỗi giai đoạn phát triển thì mỗi loại cây cần dinh dưỡng khác nhau, vì vậy cũng phải chọn và sử dụng đúng loại phân bón thì mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như đối với cây lúa cần lân nhiều vào giai đoạn bén rễ, đẻ nhánh; kali cần nhiều vào giai đoạn đón đòng, vì vậy cần chọn phân bón phù hợp để tăng năng suất và chất lượng.

3/ Đúng liều lượng: Nghĩa là chỉ bón đủ nhu cầu của cây đảm bảo đủ năng suất mà khả năng giống cây trồng đó mang lại. Chẳng hạn đối với các giống lúa ngắn ngày OM 6976, OM5451, OM 4218 vụ ĐX ở ĐBSCL để đạt năng suất 8 tấn/ha thì chỉ cần bón phân dao động với công thức N (100-110); P2O5 (50-30); K2O (30-40) là đủ.

4/ Đúng cách (đúng phương pháp): Mỗi loại phân bón khi sử dụng bà con cần đọc kỹ hướng dẫn cũng như cần biết thêm bản chất của loại phân đó. Chẳng hạn như phân lân Văn Điển, lân Ninh Bình thì cần phải bón lót trước khi gieo cấy.

Phân bón lá thì chỉ nên sử dụng để phun qua lá hiệu quả cao hơn. Khi bón phân cho lúa thì nước trong ruộng vừa phải, nhưng không được khô, đất phải đủ ẩm để cây hấp thu dinh dưỡng tốt tránh việc mất phân bón… Vì lẽ đó, nếu bà con hiểu được cơ bản các yếu tố đó thì sẽ giảm chi phí rất lớn cho ruộng của mình mà năng suất vẫn đạt.

Ví dụ, một nông dân ở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng luôn ham áp dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng phân bón theo cách riêng. Ông đã bón 556 kg phân NPK 5-10-3, phối hợp với 139 kg urê và 139 kg kali/ha.

Tính ra nguyên chất là 92 kg N + 56 kg P205 và 100 kg K20/ha. Bón lót toàn bộ 556 kg NPK cộng thêm kali. Còn phân urê bón rải ra 4 lần cho đến sau trổ bông. Kết quả ông thu được năng suất lúa là 6,31 tấn /ha. Năng suất này là khá cao ở Tiên Lãng.

Song để so sánh với công thức và cách bón phân Đầu Trâu của nông dân khác cũng ở huyện Tiên Lãng, bón 292 kg Đầu Trâu TE+Agrotain, 111 kg Đầu Trâu L2. Số phân Đầu Trâu TE+Agrotain chia ½ bón lót và ½ bón thúc đẻ nhánh, và đón đòng toàn bộ phân Đầu Trâu L2.

Bà con có thể áp dụng sản phẩm mới nhất tiên tiến nhất là Đầu Trâu TE A1 và Đầu Trâu TE A2 để bón cho lúa theo hướng dẫn có ghi trên bao bì, bón theo hướng dẫn như vậy là bón theo nguyên tắc "4 đúng", sau đó bà con rút kinh nghiệm cho các loại đất khác.
Bón theo "4 đúng" lợi phân, tiết kiệm đầu tư, tăng năng suất và chất lượng nông sản, an toàn cho môi trường sống, được khách hàng ưa chuộng.

Tính ra nguyên chất là 90 kg N + 62 kg P205 và 48 kg K20/ha, lúa thu được năng suất 7,57 tấn/ha. Số thóc này cao hơn ruộng đối chứng của nông dân nói trên là 1.260 kg thóc/ha, và có tiền lời cao hơn ruộng của ông là 5.909.000 đồng.

Trong trường hợp này, tuy lượng N ở ruộng nông dân bón không cao hơn trường hợp dùng phân Đầu Trâu bao nhiêu (chỉ 2 kg N), nhưng tổng lượng NPK lại cao hơn đến 48 kg/ha, tỷ lệ các chất cũng như cách bón chưa phù hợp, dẫn đến chi phí cao hơn, mà năng suất lại thấp.

Trường hợp khác ở ĐBSCL: Tổng kết 4 điểm làm ruộng theo VietGAP ở Sóc Trăng, Kiên Giang (huyện Hòn Đất và TX Rạch Giá) và Bạc Liêu, năm 2012, cho thấy nông dân bón phân N ở 4 vùng này cao hơn dùng phân Đầu Trâu 19% N, và 19% tổng NPK mà năng suất lúa cả 4 điểm của nông dân vẫn thấp hơn sử dụng phân Đầu Trâu là 455 kg/ha, lợi nhuận thu được cũng cao hơn ruộng của nông dân là 4.585.000 đ/ha.

Đấy là một số dẫn liệu để bà con hiểu rõ, bón phân theo nguyên tắc "4 đúng" đã mang lại lợi ích như vậy.

Hiện tại, Bình Điền có nhiều chủng loại phân bón chuyên dùng cho từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng và cho từng vùng khác nhau. Đối với lúa, ở các chân đất khác nhau thì dùng chủng loại khác nhau và tỷ lệ khác nhau.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất