| Hotline: 0983.970.780

Lời ru buồn

Thứ Hai 03/06/2013 , 11:07 (GMT+7)

"Cháu bé nhìn kháu khỉnh nhưng hơi xanh và gầy à”! Đó là lời nhận xét của những người tới thăm con của Hùng và Liên khi đứa bé được hơn hai tháng tuổi.

"Cháu bé nhìn kháu khỉnh nhưng hơi xanh và gầy à”! Đó là lời nhận xét của những người tới thăm con của Hùng và Liên khi đứa bé được hơn hai tháng tuổi.

Hùng và Liên học cùng lớp với nhau hồi cấp ba, hai người có tình cảm với nhau. Tuy nhiên, tình yêu tuổi học trò đó không được hai gia đình chấp nhận. Bên nhà Liên chỉ cho đó là tình bạn đơn thuần, còn bên nhà Hùng thì phản đối một cách kịch liệt. Vì cho rằng hai đứa cùng tuổi, không hợp nhau.

Học xong cấp 3 Hùng đi lính, Liên tiếp tục theo đuổi nghề nuôi dạy trẻ. Hơn 1 năm sau, Hùng xuất ngũ cũng là khi Liên vừa mới tốt nghiệp chưa kịp lấy bằng. Cả hai đều chưa có công việc. Chuyện không đến nỗi nếu Hùng và Liên không “lỡ dại”.

Đám cưới chị gái Liên chưa được bao lâu thì mọi người tá hoả khi nghe tin vài ngày nữa nhà ông Thành - bố Liên lại có đám cưới. Mọi người hoang mang, không biết là cưới ai? 

Họ cứ nghĩ cưới anh trai của Liên, vì lúc cưới chị gái Liên mọi người còn đùa: "Năm nay cưới chị, năm sau cưới em là đẹp". Khi đó Liên còn nói là Liên còn lâu mới cưới. Ai dè! Đùng một cái mọi người nhận được thông báo cưới Liên. Vì nếu không cưới cũng không được khi cái bụng 4 tháng đã lùm lùm như thế thì để làm sao coi được!

Nhưng khác với những đám cưới khác, đám cưới của đôi bạn trẻ thật ảm đạm nếu không nói là có phần thê lương. Một đám cưới diễn ra mọi người thấy đáng chia buồn hơn là chia vui cùng hai họ.

Không có nhạc, không có họ hàng hai bên ngồi lại với nhau thưa chuyện. Nhà trai biện minh rằng: “Thầy bói nói - Làm như thế để sau này hai đứa có cuộc sống hạnh phúc”. Nhưng thật ra ngay từ đầu nhà trai đã không thích Liên nay lại xảy ra chuyện động trời này nữa thì gia đình có tổ chức cưới cũng không thấy vui.

Là con út trong gia đình, hay đựơc nuông chiều nay lại đi làm dâu trong một gia đình đông người, Liên chưa thể hoà nhập nhanh chóng vào cuộc sống mới. Mọi xích mích cũng từ đó mà ra.

Hai vợ chồng trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn, không có việc làm đồng nghĩa với việc ăn bám bố mẹ. Anh chồng lấy vợ về xem như là xong việc, coi mình vẫn như trai tân, lấy vợ về mặc kệ vợ còn mình vẫn cà phê cà pháo, đàn đúm với bạn bè…bỏ mặc vợ ở nhà trong không gian chưa mấy quen thuộc.

Về nhà chồng chẳng biết hạnh phúc, sung sướng ở đâu, người làng đi qua chỉ thấy một tiểu thư ngày nào giờ đây mang một bụng bầu bự đang phải gồng mình làm việc đồng áng, nhổ mạ, đi cấy…, những công việc chưa bao giờ Liên phải làm dù là trong suy nghĩ của cô.

Nhưng biết làm sao? Gần đến ngày sinh rồi Liên vẫn phải nai lưng ra mà làm. “Không làm thì lấy cái gì bỏ vào mồm mà nhai. Rồi sau này còn con cái nữa chứ”. Đó là những lời chì chiết của mẹ chồng. Không biết chia sẻ với ai, cô tiểu thư ngày nào chỉ biết âm thầm chịu đựng, giờ thì ân hận cũng đã muộn.

Quen nhau từ những năm cấp 3 cho tới khi cưới cũng đã hơn 4 năm, nhưng thật sự Liên giờ mới nhận ra mình chưa hiểu gì về Hùng - một con người lịch thiệp ngày nào, nay trở nên cục cằn, nóng nảy, hở một cái là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Suốt đêm con khóc cũng một mình vợ dậy, còn Hùng vẫn ngủ như không có chuyện gì. Cứ như thế sức khoẻ Liên ngày càng yếu, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao...

Con được hơn 2 tháng tuổi Liên xin phép bố mẹ chồng cho về nhà ngoại chơi mấy ngày. Ông bà nội đồng ý nhưng Hùng lại đang đi vắng. Trước đó, Liên cũng đã nói với chồng nhưng khi về biết vợ và con đang ở nhà ngoại, Hùng cũng không một lời hỏi han, chứ đừng nói là xuống thăm. Chỉ một cuộc điện thoại với câu nói cộc lốc, ngắn củn: “Trong chiều nay phải về, còn về bằng gì thì kệ, còn không thì cứ ở luôn dưới đó”.

Bố mẹ Liên thương con gái và cháu nhưng cũng không biết làm sao, chỉ nhanh giục con bế cháu về nhà nội. Liên lẳng lặng đi vào buồng bế con ra về với những giọt nước mắt lặng thầm lăn dài trên đôi gò má.

Rồi không biết cuộc sống của gia đình nhỏ này sẽ ra sao, khi Liên đang thấp thỏm lo âu trong những ngày chờ đợi. Rồi những lời ru buồn pha lẫn dòng nước mắt mặn đắng sẽ còn phải lăn dài thêm bao lâu nữa.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm