| Hotline: 0983.970.780

Lợn GAHP vẫn loay hoay tìm đầu ra

Thứ Hai 15/05/2017 , 08:50 (GMT+7)

Đáng buồn là chăn nuôi theo chuẩn GAHP nhưng đầu ra sản phẩm chẳng khác hộ nuôi thông thường...

Tỉnh Long An có khoảng 540 hộ trên địa bàn 4 huyện (Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành) tham gia dự án Lifsap với số đàn lợn thịt khoảng trên dưới 110.000 con, trong đó trên 230 hộ được cấp giấy chứng nhận GAHP (thực hành chăn nuôi tốt) và 5 tổ hợp tác.

11-27-53_14-5-chuoi-lien-ket-2
Lợn nuôi theo tiêu chuẩn GAHP tại Long An

Mặc dù nuôi theo theo chuẩn GAHP nhưng việc xuất bán đều thông qua thương lái và bán giá như lợn nuôi thông thường

Ông Hồng Văn Bỉnh, nhóm trưởng nhóm chăn nuôi dự án Lifsap xã Phước Hậu, Cần Giuộc cho biết, nhóm Lifsap Phước Hậu có 19 hộ, bình quân mỗi hộ có 5,7 con lợn nái và vài chục con lợn thịt. Hộ có tổng đàn lớn nhất nhóm là ông Đoàn Trung Dũng ở ấp Ngoài, với hơn 100 con.

Ông Bỉnh chuyên nuôi heo từ năm 2002. Với sự quyết tâm làm giàu từ sản xuất lợn thịt, ông tham gia các khóa huấn luyện kỹ thuật chăn nuôi do huyện tổ chức, nhất là các khóa kiến thức thú y. Mát tay chăn nuôi, chẳng mấy chốc đàn lợn nhà ông tăng lên trên 70 con, mỗi tháng đều đặn xuất bán khoảng 20 con.

Ông Bỉnh cho biết, không chỉ theo sát đàn, chăm bẵm kỹ về chất lượng thức ăn chăn nuôi mà ông còn mát tay trị bệnh cho lợn. Tuy nhiên, năm 2007 ông đau lòng nhìn từng con lợn nhiễm bệnh và chết vì dịch tai xanh. Bất lực và xiểng liểng vì thiệt hại của trận dịch tai xanh, ông và các hộ càng ý thức về yêu cầu chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn sinh học. Khi dự án Lifsap vừa triển khai, ai cũng nhanh chóng đăng ký tham gia, học tập và nghiêm túc bảo đảm quy trình GAHP. Có thể nói, Phước Hậu là xã đi đầu trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học đầu tiên của Cần Giuộc.

Ông Bỉnh cho biết thêm: “Đáng buồn là chăn nuôi theo chuẩn GAHP nhưng đầu ra sản phẩm chẳng khác hộ nuôi thông thường. Chúng tôi nuôi lợn sạch, định kỳ tỉnh về lấy mẫu kiểm tra vẫn đảm bảo đạt ATVSTP, nhưng vẫn chỉ bán được cho thương lái, chịu sự chèn ép giá cả... Từ sau tết đến nay, giá lợn rớt liên tục, các hộ nuôi lỗ nặng. Chúng tôi không biết trông vào đâu nữa...”.

Nói về vấn đề thị trường lợn thịt tại Long An, bà Đinh Thị Phương Khanh, PGĐ Sở NN-PTNT Long An cho biết, ước những tháng đầu năm 2017, người chăn nuôi trong tỉnh thua lỗ khoảng 40 - 45 tỷ đồng. Trước tình hình thị trường lợn thịt biến động, tỉnh đã tổ chức xúc tiến các liên kết thương mại và được Cty Vissan ủng hộ, hỗ trợ tối đa. Thay vì người chăn nuôi phải chở đến nơi thu mua của các đơn vị thì mỗi huyện chọn một điểm tập kết. Vào thứ sáu hàng tuần, Vissan sẽ đến cân lợn đạt GAHP và có đeo vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, đến ngày cân, các điểm tập kết vắng hoe, hộ đưa lợn đến bán chỉ lác đác so với danh sách hộ có lợn cần xuất trong đợt".

Đại diện các hộ chăn nuôi heo GAHP, ông Bỉnh chia sẻ: "Mặc dù giá thị trường rớt giá nhưng thương lái vẫn mua cho chúng tôi khoảng 28.000 - 29.000 đ/kg lợn hơi, bán giỏi thì được 30.000 - 32.000 đ/kg, giá đó chúng tôi đã lỗ lắm rồi. Trong khi đó, giá thu mua của một số Cty chỉ được 25.500 đ/kg. Anh em trong nhóm cũng tính đến việc đưa lợn vào lò giết mổ và tự mang ra chợ bán...".

Xem thêm
Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.