| Hotline: 0983.970.780

Lòng tham và cuồng vọng cá nhân vào lễ hội

Thứ Năm 26/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nghi thức tranh cướp hoa tre, điểm nhấn độc đáo của Hội Gióng Sóc Sơn đã trở thành cuộc hỗn chiến trong ngày khai hội sáng mùng 6 Tết.

Hỗn chiến

Khi lòng tham và cuồng vọng cá nhân của con người tham gia vào lễ hội, những phong tục truyền thống tốt đẹp bị biến tướng.

Tiêu biểu mới đây là việc cướp giật các giỏ hoa tre sáng 24/2 tại đền thờ Thánh Gióng (Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội), một lễ hội được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Trước hội, các giỏ hoa tre được nhân dân thôn Vệ Linh chuẩn bị mang tính biểu tượng cho những bụi tre ngà được Thánh Gióng sử dụng để đánh giặc Ân. Đến sáng 24/2, không đợi tới khi chủ tế tung hoa tre ra trước sân đền là “lộc Thánh” như các năm trước đây, kiệu hoa tre vừa được rước vào đền Thượng, hàng chục thanh niên đã xô đẩy nhau, lao vào tranh cướp.

Hội Gióng lập tức trở thành một cuộc “hỗn chiến” náo loạn. Chỉ trong vài phút đồng hồ, khá nhiều người cướp lộc lẫn đội bảo vệ kiệu bị đánh đau, nằm lăn lộn giữa sân đền.

Cảnh tượng tương tự cũng diễn ra khi chiếc kiệu đặt trầu cau được rước vào đền Thượng. Gậy và nắm đấm thi nhau tung hoành thể hiện sức mạnh, cho tới khi số trầu cau này bị cướp sạch.

Không riêng Hội Gióng ở Sóc Sơn, mấy năm trước Hội Gióng làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) cũng từng xảy ra hỗn chiến khi những người tay thước, roi rồng bổ vào đầu Ông Hiệu, khiến Ông Hiệu này suýt về chầu Thánh thật. Sau một thời gian điều trị vì chấn thương ở não,

Ông Hiệu này tuy thoát chết nhưng sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đó, Hội Gióng làng Phù Đổng hằng năm đều phải giám sát chặt chẽ đội quân tay thước, roi rồng.

Có thể dùng nghi thức thay thế

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam: Tranh cướp, xô đẩy trong lễ hội là tục hèm không hiếm tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

Dù có những hoạt động mang tính “chân tay” như vậy, các lễ hội truyền thống đều được thực hiện với tinh thần vui vẻ, không ăn thua, và thậm chí là khá quy củ.

“Phần đánh lộn ít nhiều vẫn mang tính diễn xướng và không hề có dấu ấn của những xung đột xã hội”, GS. Ngô Đức Thịnh cho biết.

Còn PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) chia sẻ với NNVN: Tranh cướp lộc tại các lễ hội dân gian là một tục lệ, đừng hiểu chỉ là gây gổ trong bản tính con người hiện đại, nhất là với Hội Gióng.

Nếu Hội Gióng ở Sóc Sơn có tục cướp lộc hoa tre và trầu cau lấy may thì Hội Gióng ở Gia Lâm lại có tục cướp sợi chiếu lấy may. Tục đó, xưa gọi là lấy khước, giành lấy lộc, nhất là kiệu Thánh.

Việc để xảy ra hỗn chiến trong Hội Gióng, theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, đấy là những hành vi nằm ngoài tất cả ý nghĩa của phong tục: người dân mong muốn được chạm vào thế giới thần linh để cầu may.

Vì thế, cần điều chỉnh những hành vi này. Các bên nên ngồi lại với nhau. Nhà quản lý, cộng đồng, nhân dân, ngồi lại với nhau để xem lại các hành vi đó, hành vi nào lệch chuẩn sẽ phải phê phán. Còn những phong tục khác không còn phù hợp với xã hội hiện đại thì cần phải có hình thức thay thế cho phù hợp hơn.

“Cho dù nó là phong tục thì có thể dùng nghi thức thay thế”, PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm