| Hotline: 0983.970.780

Lòng trắc ẩn của nữ doanh nhân

Chủ Nhật 01/03/2015 , 20:17 (GMT+7)

Những ngày Tết Ất Mùi vừa qua dù bận rộn nhiều công việc, nhưng chị vẫn lặn lội đi trao quà tận tay người nghèo. Năm nào cũng vậy, cứ gần đến Tết chị lại lên kế hoạch đi hết nơi này đến nơi khác để làm từ thiện.

Lòng trắc ẩn

Chị Trương Thị Thủy Trường (Bích Thủy), GĐ Cty TNHH An Nông tâm sự với chúng tôi: “Dẫu làm kinh tế là để tìm lợi nhuận, nhưng Cty luôn đặt mình vào vị trí của người nông dân để cùng chia sẻ khó khăn, vất vả với họ”.

Chị kể cho tôi nghe, đến với nghề kinh doanh chỉ vì lý do mưu sinh, nhưng may mắn là được bạn bè và người thân ủng hộ nên con đường chị đi khá suôn sẻ. Tuy nhiên, những ngày đầu lập nghiệp cũng đầy gian khó. Chính vì vậy, đã để lại trong chị những cảm nhận thật sâu sắc trong cuộc sống của một nữ doanh nhân thành đạt như hôm nay.

“Mì gói, nước tương là những bữa ăn thường xuyên sau mỗi chuyến công tác về. Do hàng quán ở xa kho chứa hàng nên không thể mua được đồ ăn, đó cũng chỉ là một lý do. Nhớ lại những bữa ăn thiếu thốn mới thấy thương người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn”, chị chia sẻ.

Qua chia sẻ của chị tôi thầm nghĩ rằng, trong con người luôn tiềm tàng lòng trắc ẩn mỗi khi nghĩ đến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Khi lòng trắc ẩn đã nảy nở thì hành động thiện ích cho người khác sẽ xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống.

Chuyên mục “Những mảnh đời bất hạnh” do Báo NNVN mở ra nhiều năm nay, Cty An Nông nhận tham gia đồng hành. Không ít lần chị Bích Thủy nói với tôi: “Mình làm được gì thì cố gắng. Để Cty chị tham gia dài hơi nhé”.

Mỗi thứ sáu là một hoàn cảnh bất hạnh được đăng lên mặt báo. Không một hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào trong cuộc sống. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" là vậy.

Sau mỗi bài viết là những tấm lòng vàng của bạn đọc gần xa chia sẻ. Có người theo địa chỉ bài viết tìm đến tận nơi để trao quà và tiền giúp đỡ. Có người thông qua báo nhờ chuyển giúp. Chuyên mục đã trở thành nhịp cầu quen thuộc kết nối muôn vạn tấm lòng rộng mở vì những hoàn cảnh bất hạnh.

Niềm tin là sức mạnh

Ít ai biết rằng cách nay khoảng 20 năm tiền thân của An Nông Group chỉ là một cửa hàng bán thuốc BVTV nhỏ lẻ ở tỉnh Bình Dương. Sau khi dời về Long An, An Nông đã mở rộng nhà máy SX và kinh doanh nhiều sản phẩm thuốc BVTV.

Tiến từng bước vững chắc, An Nông đã xây dựng được thương hiệu và đặc biệt là gieo được niềm tin nơi bà con nông dân từ vùng ĐBSCL đến miền Trung, Tây Nguyên và ngoài miền Bắc.

Năm qua, An Nông lọt trong TOP 14 DN phân bón, thuốc BVTV đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Cũng trong năm 2014, An Nông vinh dự đạt được chứng nhận “Trusted Green – Tiêu chuẩn chất lượng xanh 2014” do Trung tâm Đánh giá chỉ số tín nhiệm châu Á - Thái Bình Dương chứng nhận.

Chứng nhận này, là thước đo chuẩn xác những hành động về môi trường thân thiện, tiết kiệm năng lượng, an toàn sức khỏe và hướng đến tiêu dùng bền vững.

Hôm rồi gặp chị tại trụ sở mới tại TP.HCM, cũng là nơi làm văn phòng Cty, chị chia sẻ: “Làm một việc gì đó dù lớn hay nhỏ thì hãy làm hết mình và có niềm tin. Đặc biệt là biết chia sẻ trách nhiệm với nhau. An Nông có được như ngày hôm nay cũng là nhờ ơn quý khách hàng đại lý và bà con nông dân đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm của Cty”.

Cty An Nông đang có 4 nhà máy tại KCN Đức Hòa 1 (Long An), các chi nhánh, văn phòng giao dịch tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ. Một nhà máy SX, kinh doanh đặt tại Campuchia và 3 nhà máy SX tại Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng. Các nhà máy đều được lắp ráp bằng dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc.

Cty An Nông đã đưa ra thị trường trên 200 loại thuốc BVTV, nhiều loại phân bón và sản phẩm y tế cộng đồng như viên sủi tẩm màn, hóa chất tẩm màn, nhang muỗi, bình xịt muỗi, hóa chất bảo vệ môi trường.

Cty rất hân hạnh đón tiếp quý khách muốn hợp tác kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, tư vấn kỹ thuật.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm