| Hotline: 0983.970.780

Lột sức búp non

Thứ Năm 24/11/2011 , 09:59 (GMT+7)

Một giờ sáng, trong lúc mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ thì hàng trăm đứa trẻ từ 8-14 tuổi ở "xóm cá bò" (phường 12, TP Vũng Tàu) đã phải thức dậy để bắt đầu một ngày lao động.

Một giờ sáng, trong lúc mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ thì hàng trăm đứa trẻ từ 8 đến 14 tuổi ở "xóm cá bò" (phường 12, TP Vũng Tàu) đã phải thức dậy để bắt đầu một ngày lao động. Tuổi thơ của chúng không có sách vở, bút mực hay sự hồn nhiên trẻ thơ mà gắn liền với dao kéo và mùi tanh của cá.

Tuổi thơ ngập trong mùi tanh của cá

CON THÈM NGỦ…

Trong căn phòng trọ tồi tàn cuối dãy nhà trọ lụp xụp, anh Lê Văn Sa, quê Cần Thơ đang ngồi bó gối, nét mặt trầm tư. Gia đình anh ra Vũng Tàu làm thuê trong các cơ sở sơ chế cá bò từ năm 2008. Ba con trai anh Sa là Tính 15 tuổi, Vũ 12 tuổi và Linh 11 tuổi cũng phải bỏ học giữa chừng để theo ba mẹ kiếm tiền từ đó. Anh Sa thở dài: “Xót lắm! Có cha mẹ nào muốn con mình bị mù chữ đâu. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn quá, cái ăn lo còn chưa xong, lấy gì lo học”.

Hàng ngày, 5 thành viên trong gia đình anh Sa phải thức dậy từ 2 giờ sáng, làm quần quật đến 2 giờ chiều mới được 30 - 40 ký cá (một ký được trả công từ 8-10 ngàn đồng). “Thu nhập như vậy phải chi tiêu dè sẻn mới đủ, đâu sao dám nghĩ đến những thứ “xa xỉ” là cho con ăn học như con người ta”. Làm việc vất vả lại phải thức khuya dậy sớm nên ba anh em Tính, Vũ, Linh mặc dù đang tuổi ăn tuổi lớn nhưng đứa nào cũng gầy tong teo. “Con muốn đi học lắm nhưng ba mẹ không có tiền. Thức đêm nhiều con thèm ngủ lắm. Tụi con đứa nào cũng bị dao cắt nát tay vì vừa làm vừa ngủ gật. Nhiều lúc bị dao cắt mà khi biết thì máu đã đông rồi”, Linh kể.

Lúc ghé vào xưởng cá bò Thu Kha nằm ngay sát QL 51, tôi thấy đám trẻ khoảng 20 đứa trẻ đang lúi húi trước đống cá cao ngất. Tôi tiến lại bắt chuyện. Thấy người lạ, một người phụ nữ chừng 50 tuổi được giới thiệu là thay mặt bà chủ, từ phía xa tiến lại và nhìn tôi với ánh mắt dò xét, đồng thời quát đám trẻ: “Mấy đứa nhỏ đi chỗ khác chơi”. Tôi làm quen và hỏi tên nhưng bà không nói. “Sao ở đây nhiều trẻ em làm thế?”, tôi hỏi. “Không! Ở đây nhỏ tuổi không cho dzô! Toàn người lớn làm không hà. Tụi nhỏ theo ba mẹ đến chơi thôi”, bà đáp. "Làm ở đây thu nhập có khá không chị?”. “Khá chứ, nếu chịu khó thì một gia đình 4-5 người làm 1 tháng cũng được mười mấy triệu”. “Cả gia đình tức là ba mẹ và mấy đứa con?”. Biết trả lời “hớ”, bà ta chống chế: “Thì đúng rồi, nhưng mấy con lớn 18-19 tuổi chứ không phải mấy đứa nhỏ”. 

Cô bé Trúc Linh (15 tuổi mới học lớp 5), và 2 bạn nhỏ vừa “đi làm” về. Linh ăn trưa lúc… gần 16 giờ chiều

Tôi gặp một người phụ nữ tên Bông, khoảng hơn 50 tuổi. Chị Bông cho biết: “Ở đây đa số là người Khơ - me từ Kiên Giang lên. Trung bình mỗi gia đình có 4-5 đứa con. Vợ chồng tôi có 6 đứa con thì 5 đứa theo cha mẹ lên đây từ năm 2000. Lúc đó chưa đứa nào có gia đình. Bây giờ tôi đã có 1 “đàn” cháu lít nhít cả nội lẫn ngoại rồi”. “Các con của chị làm những công việc gì?”. Nghe tôi hỏi, chị đáp cụt ngủn: “Làm cá thôi”. Tôi không hỏi tiếp những câu sau, bởi tôi biết, vì mưu sinh, không chỉ những người con của chị đã thất học mà cả các cháu của chị cũng có nguy cơ phải kiếm cơm bằng chính cái nghề mà cha mẹ, ông bà chúng đang làm. Khu nhà trọ của xưởng cá bò Thu Kha có 4 dãy, mỗi dãy có 20 hộ gia đình ở, gia đình nào ít nhất cũng có 2 đứa con. Khoảng 80% số trẻ này thất học, đi làm cá. Mặc dù họ được ở miễn phí, nhưng phải trả 5.000 đồng kw điện và 14 ngàn đồng khối nước!

 …VÀ MUỐN ĐI HỌC

Đến khu phòng trọ quanh xưởng cá bò Sáu Quẹo, tôi gặp một cô bé đang ngồi bưng tô cơm to tướng, ngồi chồm hỗm trước ngõ, bên cạnh là vài người lớn tuổi. Lại hỏi chuyện mới biết cháu tên Nguyễn Thị Trúc Linh, quê Kiên Giang, là một trong số ít những đứa trẻ ở “xóm cá bò” may mắn còn được đi học. Nhưng gần 15 tuổi rồi mà Linh chỉ mới đang học lớp…5. Lúc tôi đến, Linh vừa từ xưởng cá Sáu Quẹo về, đang ăn cơm trưa, dù đã sắp đến bữa cơm chiều. Nhìn tô cơm “chay” của Linh, tôi hỏi: “Sao cơm không có thức ăn gì vậy?”. Linh đáp: “Ngày nào cũng ăn mấy con cá bò mẹ mang ở xưởng về, ngán lắm”. Thảo nào mà nhìn Linh giống như đứa trẻ 9-10 tuổi!

+ "Trước đây cả phường có 43 xưởng cá. Nay chỉ còn 14 xưởng với gần 8.000 lao động, đa số họ là dân nhập cư, làm thời vụ. Chúng tôi thường xuyên đi kiểm tra tình trạng sử dụng lao động trẻ em tại các xưởng cá. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn. Lý do, theo tôi là bởi vì cha mẹ chúng quá nghèo, khung pháp lý của mình chưa đủ mạnh để răn đe, phường chỉ được kiểm tra 2 lần/năm, mức phạt cho mỗi lần vi phạm quá thấp… Chúng tôi đã xử phạt nhiều, nhưng không thể chấm dứt. Họ treo bảng không tuyển lao động nhỏ tuổi, nhưng trong xưởng vẫn có trẻ em làm. Khi phát hiện thì họ bảo đó là con cái công nhân theo cha mẹ đến xưởng chơi", ông Vũ Đăng Khoa, Chủ tịch UBND phường 12, TP Vũng Tàu.

+ "Nhằm hạn chế tình trạng trẻ em thất học, thời gian qua, phường đã mở các lớp học tình thương buổi tối cho các cháu, nhưng do phải làm việc vất vả ban đêm nên các em không còn sức để học. Cha mẹ chúng cũng không mấy mặn mà với việc học này. Chúng tôi phải xuống từng hộ gia đình vận động nhưng cũng chỉ có vài em đi học, học được vài hôm lại bỏ", ông Huỳnh Tuấn Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường 12, TP. Vũng Tàu.

Thật khó cầm lòng khi tiếp xúc với những đứa trẻ tại xóm cá bò và nghe chúng hồn nhiên nói. “Con muốn có giấy khai sinh để được đi học. Con muốn đi học, con không muốn làm cá bò vì làm đêm buồn ngủ lắm”, đó ước mơ của cô bé Hoài Thu, 9 tuổi, con của chị Nguyễn Thị Hóa quê Hậu Giang. Còn cậu bé Quốc Trường con chị Nguyễn Thị Thủy quê Cần Thơ, mới 11 tuổi nhưng Trường đã có “thâm niên” 5 năm làm cá. Thiếu ăn, thiếu ngủ nên Trường gầy như xác ve và đen nhẻm. “Bây giờ con muốn đi học lắm nhưng mẹ không có tiền. Không biết khi nào con mới được đi học chú nhỉ? Con sẽ cố góp tiền để mua cặp đi học. Sau này con đi làm Cty, kiếm tiền giúp mẹ chứ không làm cá đâu”. Không biết ước mơ nhỏ bé của Trường có xa vời không?

Chị Hạnh, bán tạp hóa ngay trong xưởng chế biến cá bò Sáu Quẹo (đường Phước Thắng, P12) kể: “Xưởng Sáu Quẹo lớn lắm, chắc phải đến 400 người, ít nhất cũng 1/3 số lao động đó là trẻ em từ 10-12 tuổi. Hầu hết những người làm ở đây từ các tỉnh miền Tây lên cả gia đình. Ban đầu vì không có người trông con nên họ phải mang vào xưởng. Tụi nhỏ bắt chước làm, thấy con làm được, ba mẹ để cho làm luôn. Rồi khó khăn, không có tiền lo ăn học, nên chúng phải nghỉ và theo cha mẹ đến xưởng… “chơi”. Làm riết rồi nhiều đứa trẻ làm giỏi không thua gì người lớn. Ban đêm, trông xưởng chẳng khác gì nhà trẻ, mấy đứa nhỏ 2-3 tuổi được cha mẹ mang vào xưởng mắc võng cho ngủ ngay bên cạnh, trong mùi cá tanh lợm”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm