| Hotline: 0983.970.780

Lũ lập đỉnh ở ĐBSCL

Thứ Ba 04/10/2011 , 10:11 (GMT+7)

Nước lũ ở ĐBSCL hiện đang dao động ở mức đỉnh rất cao, có nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000...

* Nông dân đuối sức

* 11 người chết vì lũ

Do làm tự phát nên nhiều diện tích lúa ở vùng Tứ giác Long Xuyên rất khó bảo vệ

Nước lũ ở ĐBSCL hiện đang dao động ở mức đỉnh rất cao, có nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000. Do nước từ đầu nguồn vẫn đổ về mạnh, cộng với triều cường nên mức đỉnh lũ có thể sẽ kéo dài trong vài ngày, sau đó xuống chậm. Nhiều nơi nông dân đã tỏ ra đuối sức sau nhiều ngày gồng mình chống lũ, nhất là ở những nơi sản xuất tự phát nhỏ lẻ.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong tổng số gần 7.000 ha lúa thu đông của tỉnh có nguy cơ bị nước lũ nhấn chìm thì có đến 4.425 ha thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, chủ yếu tập trung ở huyện Hòn Đất. Đây là diện tích lúa do nông dân làm tự phát, manh mún, nhỏ lẻ lên rất khó bảo vệ. Sau những ngày căng mình chống lũ, nhiều nông dân đã đuối sức đành chấp nhận bỏ cuộc với gần 350 ha lúa từ 1- 2 tháng tuổi bị lũ nhấn chìm.

Ông Trần Xuân Kiên ở xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang buồn rầu cho biết nước lũ tràn vào, cộng với nước mưa đổ xuống nên máy bơm chạy suốt đêm ngày vẫn rút không kịp. Được biết, cả tháng nay, ngày nào ông Kiên cũng tốn 400-500 ngàn tiền mua dầu chạy máy để cứu lúa. "Lỡ đổ ra cả trăm triệu tiền giống, phân bón và làm đê bao cứu lúa, chẳng lẽ tới giờ lại bỏ cuộc, chứ thú thực tui đuối sức quá rồi. Biết chắc là lỗ nhưng cũng phải ráng, vớt vát được đồng nào hay đồng đấy" - ông Kiên nói.

ThS Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, ưu tiên số một hiện nay của tỉnh là gia cố hệ thống đê bao và hỗ trợ nông dân bơm rút nước cứu lúa. Trước mắt, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí 9 tỷ đồng để tôn tạo, gia cố hệ thống đê bao ứng cứu lúa thu đông. Tuy nhiên, tỉnh sẽ tập trung cho những vùng nằm trong quy hoạch, có diện tích sản xuất lớn. Còn đối với diện tích nhỏ lẻ, phân tán do dân làm tự phát thì dân tự giữ chứ tỉnh không hỗ trợ.

Tại hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, mực nước đã bắt đầu có dấu hiệu giảm sau khi đạt đỉnh lũ vào những ngày cuối tháng 9. Theo ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp thì dù nước lũ đang giảm dần nhưng mực nước trên đồng ruộng vẫn còn duy trì ở mức rất cao, chênh lệch giữa trong và ngoài đê lớn nên áp lực lũ vẫn còn mạnh mẽ. Vì vậy, người dân không nên chủ quan lơ là.

Còn tại An Giang, sau nhiều ngày nỗ lực, một số tuyến đê bị vỡ đã được lực lượng cứu hộ hàn khẩu và gia cố trở lại. Hiện các địa phương đang tập trung rút nước ra để cứu lúa. Tuy nhiên, theo đánh giá của nông dân thì khả năng lúa phục hồi không cao do đã bị nước lũ nhấn chìm trong nhiều ngày.

Tính đến ngày 3/9, toàn khu vực ĐBSCL đã có trên 20.000 căn nhà bị ngập trong lũ, gần 5.000 ha lúa bị lũ nhấn chìm, hàng triệu ao hồ nuôi thủy sản bị ngập. Riêng thiệt hại về người, đến nay nước lũ đã làm 11 người chết đuối, trong đó có 5 trẻ em, chủ yếu tập trung ở các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP Cần Thơ.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất