| Hotline: 0983.970.780

Lũ nhấn chìm 10.000 ngôi nhà

Thứ Năm 17/10/2013 , 08:50 (GMT+7)

Hệ thống giao thông nhiều nơi bị chia cắt. Lũ đã nhấn chìm trên 10 ngàn ngôi nhà trong biển nước. Một cơn lốc lớn đã tràn qua trên địa bàn huyện Quảng Trạch làm 3 người chết và hàng chục người bị thương…

Chiều 16/10, lũ lên rất nhanh trên các địa phương tỉnh Quảng Bình. Hệ thống giao thông nhiều nơi bị chia cắt. Lũ đã nhấn chìm trên 10 ngàn ngôi nhà trong biển nước. Cũng trong ngày, một cơn lốc lớn đã tràn qua trên địa bàn huyện Quảng Trạch làm 3 người chết và hàng chục người bị thương…


Nhà dân ở huyện Minh Hóa bị ngập trong lũ

Trước đó, khoảng 1 giờ 30 ngày 16/10, một cơn lốc lớn đã tràn qua địa bàn xã Quảng Sơn (huyện Quảng Trạch). Ông Trần Ngọc Huyên - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Sơn cho biết, lốc xoáy tràn qua trong khoảng thời gian 15 phút nhưng để lại hậu quả nặng nề. Lốc xoáy làm 300 nhà tốc mái và sập. 3 người chết do lốc xoáy làm sập tường, đó là anh Phan Xuân Sơn (48 tuổi); anh Mai Xuân Thụ (43 tuổi) và bà Ty (55 tuổi, cùng ở địa phương). Ngoài ra còn có 26 người bị thương. Các xã lân cận như Quảng Minh, Quảng Văn cũng có 87 nhà bị hư hỏng.

Trong sáng 16/10, tại đập Sói Mực (thôn Thanh Bình 3, xã Hưng Trạch - Bố Trạch), hai cô giáo Nguyễn Thị Lộc (sinh năm1974) và Nguyễn Thị Đinh Hương (1977, cùng trú phường Đồng Sơn, TP.Đồng Hới – đều là giáo viên trường TH Liên Trạch - Bố Trạch) trên đường đi đến trường thì bị lũ cuốn trôi. Đến 15 giờ, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy thi thể cô giáo Nguyễn Thị Lộc. Riêng cô giáo Nguyễn Thị Đinh Hương đang được tìm kiếm.

Huyện Quảng Ninh cũng đang bị lũ uy hiếp nặng nề. Ông Nguyễn Viết Ánh - Chủ tịch UBND huyện cho biết, đã có gần 5.000 ngôi nhà bị ngập nặng. Nhiều địa phương như Trường Xuân, Tân Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh… đã bị cô lập hoàn toàn. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu trên 0,5m. “Hiện mưa đang lớn nên dự báo lũ có thể còn cao hơn nữa” - ông Ánh cho biết thêm.


Nhà cửa bị sập đổ do lốc xoáy

Trên địa bàn huyện miền núi Minh Hóa đang có nhiều diễn biến phức tạp. Cầu treo vào trung tâm xã Hóa Thanh đã bị đứt. Hiện lũ đã chia cắt đường vào 4 xã Tân Hóa, Minh Hóa, Hóa Sơn, Xuân Hóa. Mưa lũ đã làm ngập trên 2.000 nhà, trong đó có 2 nhà tại xã Xuân Hóa đã bị cuốn trôi mất. Tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Phú Nhiêu - xã Thượng Hóa bị ngập sâu trong nước lũ, nhiều đoạn ngập sâu trên 3m. Đoạn đường trên tuyến Quốc lộ 12A (đoạn qua Đức Hóa, Quy Đạt, Khe Ve…) bị lũ chia cắt. Đường sắt Bắc Nam đoạn đi qua xã Văn Hóa bị ngập gây tắc đường từ đoạn ga Lệ Sơn - Đồng Lê và bị sạt lở nặng.

Mưa lớn đã khiến cho hàng trăm ngôi nhà dân tại các thôn Bình Minh (xã Dương Thủy), thôn Tân Lệ, Phú Thọ (xã An Thủy), thôn An Lạc (xã Lộc Thủy), thôn Vinh Quang (xã Sơn Thủy) và một số nơi ở xã Hồng Thủy bị ngập trong nước lũ, có nơi nhà dân ngập sâu gần 1m. Ông Phạm Hữu Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết: “Hiện đã có trên 1.000 nhà dân và trường học đã bị ngập sâu. Nhiều tuyến giao thông đã bị chia cắt. 26 trường học trên địa bàn huyện đã cho học sinh nghỉ học. Hiện mực nước trên sông Kiến Giang đang lên nhanh. Dự báo trong đêm 16/10 lũ có thể làm ngập nhiều địa phương trong huyện”.

Dũng cảm cứu người trong lũ

Sáng 16/10, hai em Nguyễn Trung Thành (9 tuổi) và Nguyễn Thành Công (8 tuổi) không may bị lũ cuốn ra chỗ nước xiết. Ngay lúc đó, em Nguyễn Trường Giang, học sinh lớp 10A6, Trường THPT số 4 Bố Trạch cùng mẹ đi chợ nhìn thấy. Ngay lập tức Giang lao xuống dòng lũ để cứu hai em nhỏ. Vật lộn với lũ dữ, đưa được hai em nhỏ vào bờ thì Giang bị kiệt sức. Rất may, anh Nguyễn Văn Lưu - cậu ruột của Giang đã phát hiện thấy và cứu được em vào bờ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm