| Hotline: 0983.970.780

Lựa chọn mới cho vùng đất miền Đông

Thứ Hai 09/09/2013 , 09:35 (GMT+7)

Ưu điểm vượt trội của NK7328 so với các loại bắp khác là cây có khả năng chống chọi tốt với những bất lợi của thời tiết, độ che phủ của tán lá tốt, thân và lá đều khỏe...

Đến huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào những ngày cuối tháng 8, chúng tôi như đi giữa niềm vui hân hoan của bà con khi chứng kiến những hạt bắp vàng óng đang được tắm nắng để phơi khô trên các tấm bạt trải dọc khắp các con đường giữa hai bên ruộng bắp. Nơi thì đã thu hoạch xong, nơi thì những trái bắp vẫn xếp hàng nặng trĩu ngoài ruộng chờ được đưa về sân.

Ở Châu Đức này, đâu đâu cũng thấy cây bắp chiếm một diện tích lớn so với các cây trồng hàng năm khác như khoai mì, đậu, bông vải, có lẽ chính là nhờ nền đất đỏ, vàng và đen trên nền bazan thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao nên chỉ thấy bắp và bắp trong ngút tầm nhìn của chúng tôi.

Dừng chân ven đường ngắm cảnh trù phú của đồng quê, những trái bắp to bằng cánh tay ở khu ruộng ngay lề đường khơi dậy sự tò mò khiến chúng tôi quyết định tìm hiểu về “hạt vàng” của vùng này.

“Ruộng nhà tôi đấy. Các anh cứ tự nhiên vô thăm”, lời mời dân dã của hai vợ chồng người nông dân đang loay hoay tách những bẹ trái bên lối đi nhỏ đã dẫn bước chân chúng tôi vào giữa những bạt ngàn rừng bắp.


Niềm vui được mùa với NK7328

Được biết, anh là Trần Kim Tuyến ở thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, đã có thâm niên trồng bắp được hơn 10 năm. Ở vùng này, trong khi một nông hộ trung bình chỉ có khoảng 1 ha cho cây bắp thì vợ chồng anh có đến tận 3 ha.

Anh tâm sự: Trước đây chưa lập gia đình thì làm ruộng chung với ông anh. Dạo đó, nhà nhà đều trồng các loại bắp địa phương năng suất thấp nhưng chẳng có sự lựa chọn nào khác nên vẫn trồng. Thời điểm anh lấy vợ, dọn ra ở riêng cũng là cơ hội vàng khi các giống bắp lai được “ra lò” giới thiệu cho bà con trong vùng.

Từ đó đến nay đã hơn chục năm, giống được trồng nhiều nhất là các loại NK của Cty Syngenta. Nào là NK54, NK66, NK67, NK6326… thử loại nào là tốt loại đó nên sau khi lấy giống về là các hạt bắp được đồng loạt “ra đồng” luôn.

Xen kẽ giữa những đám ruộng đã thu hoạch nổi lên một khoảng lớn với những thân cây vững chắc cao ngút đầu người, cây nào cây nấy đều chằn chặn treo những trái bắp thuộc hàng “khủng” giữa các bản lá to mặc dù đã tới ngày thu hoạch nhưng vẫn còn xanh mướt đứng đó như thách thức cơn mưa từ đám mây đen đang kéo đến che kín bầu trời.

Anh bảo, thửa này là loại mới NK7328 được ưu tiên để dành trong khi chờ người thu hoạch các diện tích còn lại, mưa thì kệ mưa, với loại “kháng thời tiết” này thì nắng hạn hay mưa dông cũng khỏi lo. Bóc lớp vỏ bên ngoài thìbên trong lộ ra các hạt bắp to màu vàng cam xếp hàng đều tăm tắp, đóng múp cùi. Thế này mà thương lái không ưa thì làm sao mà mua được loại nào khác?

Chị Trần Thị Đào, vợ anh cũng chen vào góp vui: “Năm ngoái hạn cả tháng không có mưa, các giống khác tưới mà vẫn héo lên héo xuống, ruộng lớn quá nên vài ngày mà vẫn chưa kịp tưới cho đám này, vợ chồng tôi cũng lo lắm, cứ tưởng chết cả ruộng rồi nhưng đến khi tưới thì thấy thân, lá vẫn tươi, chẳng có biểu hiện gì là bị hạn hết. Không những vậy, dường như loại NK7328 này đất gì cũng hợp nên sạch bệnh, mọc khỏe, tán lá dày, cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng được nên ít phải dùng thuốc trừ cỏ, vậy là tiết kiệm thêm được ít chi phí nữa”.

Anh Tuyến phấn khởi khoe: “Năng suất vụ này tôi ước tính 9 tạ tươi/sào, với giá bán hiện nay sẽ thu được 3,3 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí đầu tư cho phân bón, thuốc thì cũng lãi được 2 triệu đ/sào”.

Ngồi bên nhà kho mới được cất lên giữa ruộng vào cuối năm ngoái để trữ giống, phân, thuốc và bắp khô sau khi thu hoạch ở ngay mảnh ruộng xung quanh, vợ chồng anh hào hứng chia sẻ: “Nhờ kiên trì theo đuổi những giống mới này mà kinh tế cũng dẫn trở nên ổn định.

Năm ngoái, đài phát thanh xã loa tin gia đình tôi là nông hộ đạt thu nhập 200 triệu đồng từ cây bắp, thế là bà con xung quanh nườm nượp kéo đến ruộng tham quan, hầu như ngày nào cũng có người đến hỏi kinh nghiệm trồng bắp, thậm chí ra đại lý lấy phân cũng được hỏi thăm.

Tôi thì cứ có sao nói vậy, vậy mà bà con trồng theo cũng nhiều. Ở một xã mà 80% đất là dành cho trồng bắp, riêng giống NK7328 hiện chiếm khoảng 30% diện tích gieo trồng. Tôi rất phấn khởi khi ruộng nhà mình thường xuyên được sử dụng làm hội thảo để chia sẻ những TBKT mới cho bà con xung quanh”.

Nghe nói đất ruộng ở xã tăng giá khá nhiều trong vài năm gần đây do lợi nhuận canh tác cao khiến cho nhiều người muốn đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, theo lời anh Tuyến thì: “Đá Bạc là vùng có chất đất tương đối khá so với xung quanh, trồng bắp rất có hiệu quả nên chúng tôi không muốn bán đất mà vẫn muốn gắn bó lâu dài với hạt vàng của vùng Đông Nam Bộ này” và khẳng định chắc nịch rằng: “Vụ tới tôi sẽ “phủ sóng” toàn bộ diện tích ruộng nhà bằng giống NK7328 này”.

Chúng tôi cũng vui lây với niềm vui của anh khi biết bà con xứ bắp nhờ cây trồng này mà thay đổi cuộc sống, yên tâm gắn bó với vườn ruộng và đi lên trên đất của mình bằng chính công sức của mình.

Theo kỹ sư Bùi Lê Phi, Trưởng khu vực Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cty Syngenta VN, ưu điểm vượt trội của NK7328 so với các loại bắp khác là cây có khả năng chống chọi tốt với những bất lợi của thời tiết, độ che phủ của tán lá tốt, thân và lá đều khỏe, cỏ dại không cạnh tranh dinh dưỡng được, sức kháng bệnh tốt nên sạch bệnh lại không kén đất. Bắp lớn, hạt chắc, màu vàng cam đẹp lại cho năng suất cao nên rất thích hợp với nhiều vùng đất, là sự lựa chọn mới cho vùng Đông Nam Bộ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm