| Hotline: 0983.970.780

Lựa chọn nguy hiểm của Thu Trang

Chủ Nhật 10/08/2014 , 10:19 (GMT+7)

Một tháng nay Tờ Rang - nickname trên mạng của nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang, báo Phụ Nữ TP.HCM - luôn bận rộn về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. / Người phanh phui vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề lên tiếng

Ngồi một lúc mà có đến mấy chục cuộc điện thoại, giọng nói cứ khàn đi. Kể lại hành trình đã qua, hai cánh tay Trang nổi đầy gai ốc.

Rồi cô chảy nước mắt khi chúng tôi cùng nhắc đến thiếu nữ 15 tuổi con gái của Trang, về những lúc người mẹ Tờ Rang dạy con biết cách tránh những hiểm nguy có thể phải đối mặt vì mẹ cháu đã lựa chọn con đường nguy hiểm.

Xê dịch liên tục

Nhà báo Thu Trang năm nay 36 tuổi. Ở tuổi ấy, còn không nhiều nhà báo nữ đang trực tiếp “xung trận”, các chị đều đã có một vị trí “lùi” hơn, đỡ gian nan hơn ở các tòa soạn. Nhưng Trang thì “chân có hoa, lưỡi có đốm”. 

Niềm tin của người làm báo

Chị mong muốn điều gì khi sự việc đã được bóc trần?

Trang nói rằng trong những năm 2007-2012 có rất nhiều em bé bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề và đã biến mất như Lãi. Người ta nói cháu đã về với mẹ đẻ, nhưng tôi có bằng chứng cháu đã được cho làm con nuôi ngay ở Hà Nội.

Điều Trang lo lắng hơn cả là còn có những số phận nào khác như bé Lãi: bị mẹ bỏ rơi, bị bán rồi bị chết khi chưa đầy một năm tuổi.

“Lãi đã qua đời có phải thật sự vì bệnh tật, hay như người bạn tôi nói rằng người nhà cô ấy đưa con đi ghép thận ở nước ngoài nhưng chuyện chưa thành thì đứa trẻ cho thận đã chết?

Khi chúng tôi đến nhà Nguyệt - người mua bé Lãi, ngôi nhà chật chội chỉ kê chiếc giường và chiếc võng đã hết chỗ mà Nguyệt dám mua ba đứa trẻ, làm lại giấy khai sinh với chứng sinh giả, dám đưa Lãi đi Thái Lan “chữa bệnh” thì tôi có niềm tin rằng đó là một trạm trung chuyển trẻ em và có thể có những điều kinh khủng hơn nữa” - Trang nói.

 

Bạn bè muốn tìm Trang và theo dõi Facebook của cô thì thấy choáng về tốc độ xê dịch của cô: nay Hà Giang, mai Hà Nội, ngày kia có khi đã ở Sa Pa. Khi cô ở Điện Biên, lúc lại đi Phú Thọ... Bạn bè Trang nói cô cuồng vùng cao, cuồng đề tài, đặc biệt là những đề tài điều tra và phóng sự về những thân phận khổ đau.

Đề tài gây cuồng trong thời gian này của Trang là nghi vấn có chuyện mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Gần một năm trước, Trang viết một phóng sự 5 kỳ trên báo Phụ Nữ TP.HCM, trong đó có một kỳ về cuộc sống của những em bé trong nhà mở ở chùa Bồ Đề. Số phận của những em bé bị bỏ rơi, lời kể của những người thường xuyên đến chùa làm từ thiện, về nơi ở chật chội, ánh mắt của Bé Bông - cô bé bị bệnh ly thượng bì có cả giòi ở chân, chuyện quần áo, kẹo bánh được mang đến chùa làm từ thiện không tới tay các bé mà quay trở lại các quán hàng... khiến Trang day dứt.

“Tôi từng đóng vai người đến chùa xin làm bảo mẫu, nhưng việc bất thành vì tôi hiểu rằng người ta chỉ chọn bảo mẫu trong số những người quen, không nhận bảo mẫu đến chùa theo kiểu vô tình.

Tôi cũng từng mua quần áo, đánh dấu số quần áo đem đến chùa tặng rồi quay lại các điểm bán hàng tôi biết thường có hàng từ chùa.

Một ngày, khi đang lái xe trên đường cao tốc, Facebook của tôi được “tag” câu chuyện của Thỏ Bun - một nữ phóng viên trẻ - về một em bé bị dị dạng não, mẹ bỏ rơi ở chùa và người ở chùa bỏ rơi ở bệnh viện. Tối đó tôi đã khóc rất nhiều vì... tiếc.

Bằng kinh nghiệm của mình, tôi biết câu chuyện của Thỏ Bun chưa có nhiều bằng chứng và khi chuyện lộ ra ánh sáng sớm, những người liên quan sẽ đề phòng, tôi sẽ vuột mất cơ hội đem sự thật ra ánh sáng”- Trang tâm sự.

Nhưng chính Thỏ Bun đã tiếp cho Trang nghị lực đi đến cùng câu chuyện. Từ một tháng nay, ai mách Trang địa chỉ của mẹ bỏ rơi con, những người từng làm từ thiện ở chùa Bồ Đề, những người từng làm bảo mẫu tại chùa... Trang đều đi hết. Riêng Phú Thọ Trang đi huyện Tam Nông, Cẩm Khê đến mấy lần, rồi đi Quảng Ninh, Hải Phòng, có những ngày đi - về đến mệt nhoài mà chẳng tìm được bất kỳ manh mối nào. Có ngày đi Cẩm Khê đến 9g tối mới tìm được địa chỉ nhân vật và kết quả chỉ là xin được hai số điện thoại.


Chùa Bồ Đề ở Hà Nội - nơi được cho là xảy ra vụ buôn bán trẻ em trong loạt bài của nhà báo Thu Trang - Ảnh: Việt Dũng

Có lúc bế tắc, nản chí, không tìm thấy lối ra, người phụ nữ trong Trang chỉ biết tối đó về nhà cắm một lọ hoa mới, tưới mấy chậu hoa mẹ con trồng ngoài hành lang, để sáng hôm sau lại tràn đầy niềm tin và lại lên đường.

Trang bảo rằng dường như cô được các cháu bé không may ở chùa Bồ Đề tiếp sức, khi đã nhận được nhiều may mắn lúc thực hiện loạt đề tài này.

Ngày 31-7 vừa qua, khi Trang đang bế tắc thì đột ngột một người cha tìm đến đưa cho cô chiếc “chìa khóa” mở cánh cửa bí mật của vụ việc. Đó là anh Nguyễn Thành Long, cha đỡ đầu bé Cù Nguyên Công, tên thường gọi là Lãi, một em bé bị bỏ rơi rồi mất tích ở chùa Bồ Đề.

Anh Long gọi điện cho Trang và khi vẽ tấm bản đồ anh cho là “đường đi mà Lãi bị mất tích”, Trang đã biết đây là chi tiết gây sốc của vụ việc. “Chính anh Long và tình thương yêu của anh ấy với cháu bé khiến tôi được tiếp thêm sức mạnh. Tôi cảm thấy quá bé nhỏ so với vợ chồng anh ấy, những người đã sẵn sàng dang tay với một sinh linh nhỏ bé, yêu thương cháu đến tận cùng”- Trang nói.

Chính anh Long đã cùng Trang và các đồng nghiệp của cô đi tìm mẹ đẻ của Lãi, cùng Trang thuyết phục mẹ cháu nói ra sự thật và kết quả là ngày 2-8, cô quản lý nhà mở chùa Bồ Đề Nguyễn Thị Thanh Trang và nghi can mua bé Lãi tên Phạm Thị Nguyệt bị bắt. Câu chuyện mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng với những bằng chứng đầy đủ.

“Tôi sẽ đi đến cùng sự thật”

Vẻ ngoài khá đối lập với tính cách, những người quen Trang thường nhận diện cô là một nhà báo tóc ngắn, đeo kính, to cao, dáng hơi nam tính. Nhưng tận cùng trong vóc dáng ấy là một tâm hồn phụ nữ yếu đuối, dễ tổn thương, dễ xúc động.

Trong những ngày “tâm bão” của sự việc chùa Bồ Đề, có ngày sáng ra đã có hai bài báo của hai cơ quan báo chí lớn viết rằng Trang đã nói sai sự thật về chùa Bồ Đề. Có những ngày đồng nghiệp trên Facebook “dọa” sẽ có tới năm kỳ báo chuẩn bị ra mắt vạch trần những “sai lầm” của Trang.

“Tôi không đọc những bài báo ấy vì tôi sợ mình sẽ bị tổn thương. Những ngày đầu tôi cũng có rất ít bằng chứng, tôi chỉ có niềm tin nội tâm từ những câu chuyện giữa hai người về nghi vấn đã có những trẻ biến mất, về những người cha mẹ đỡ đầu đã dám vào chùa ở bốn tháng mong tìm ra sự thật về đứa con do mình đỡ đầu... Nhưng càng ngày bằng chứng càng lộ rõ, tôi đã có rất nhiều tấm lòng hỗ trợ trong những ngày khó khăn ấy”- Trang nói.

Chính những điều day dứt ấy nên giờ này lẽ ra Trang đã được vài ngày bình yên, nghỉ ngơi, cắm hoa và có bữa ăn thật ngon với gia đình. Nhưng không, cô vẫn bận tối mắt về những cuộc gặp gỡ, những chuyến đi, những câu chuyện còn đang trong vòng bí mật ở phía trước.

Trong cuộc đời làm báo, đã có lúc Trang phải đi trốn vì viết tới bốn kỳ báo về một tập đoàn đánh bạc. Có lúc Trang trở thành mẹ đỡ đầu của một em bé bị bạo hành sau khi giải cứu bé. Có lúc cô thành người bán hoa tươi và bán miến dong để gom tiền cho những đứa trẻ mồ côi đang sống trong ngôi nhà cô đã góp công xây dựng ở Điện Biên.

Khi chia tay, trưa Hà Nội mùa thu nắng thật trong và nhẹ nhàng, lại có một người phụ nữ đang đợi Thu Trang, họ đang lo lắng vì một nhân chứng bị de dọa. Sự thật dù đã được phơi bày bước đầu, nhưng vẫn còn dang dở trên con đường đi tìm của Thu Trang.

“Chúng tôi tự hào vì Thu Trang”

Trong loạt bài “Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội” (5 kỳ, đoạt giải nhì giải báo chí thành phố 2013) có kỳ 5 “Trẻ “bỏ rơi” nơi cửa Phật” đề cập câu chuyện cho nhận con nuôi không rõ ràng ở chùa Bồ Đề. Sau loạt bài này, bản thân phóng viên Thu Trang và tòa soạn mong rằng câu chuyện ở chùa Bồ Đề sẽ được điều tra sáng tỏ hơn, độc giả cũng phản hồi mong muốn tòa soạn theo tiếp vụ việc này.

Trong thời gian đó, Trang vẫn điều tra độc lập - tòa soạn đánh giá cao điều này vì thông thường thực hiện điều tra cần nhiều người phối hợp. Khi có những thông tin và chứng cứ về chùa Bồ Đề mua bán trẻ có thể công bố, chúng tôi bắt đầu đăng tải. Đã có nhiều can thiệp để chúng tôi dừng đăng loạt bài này. Thời điểm này cơ quan chức năng cũng chưa vào cuộc, nhưng tòa soạn đặt niềm tin ở Trang nên tiếp tục đăng bài. Quan điểm của tòa soạn là bảo vệ sự thật và bảo vệ phóng viên của mình.

Loạt bài thể hiện sự dấn thân yêu nghề, trung thực, quyết liệt của Thu Trang. Khi khởi đăng, vụ việc đã gây dư luận không nhỏ, được độc giả theo dõi, chia sẻ, phản hồi nhiều và có thể coi là sự kiện báo chí tiêu biểu trong năm. Chúng tôi tự hào vì phóng viên của mình đã hết lòng với nghề, với sự thật.

QUỲNH HƯƠNG (trưởng văn phòng đại diện báo Phụ Nữ TP.HCM tại Hà Nội) - YẾN TRINH ghi

 

(tuoitre.vn)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm