| Hotline: 0983.970.780

Lúa DT-39 Quế Lâm nổi bật giữa lòng chảo Điện Biên

Thứ Tư 02/10/2013 , 10:44 (GMT+7)

DT-39 Quế Lâm đã nhận được những lời tán thưởng hết mực bởi những tính trạng ưu việt như chất lượng gạo thơm ngon, khả năng kháng sâu bệnh tốt và năng suất vượt trội.

Mặc dù mới được đưa vào trồng khảo nghiệm trên đồng đất Điện Biên không lâu, nhưng giống lúa DT-39 Quế Lâm đã nhận được những lời tán thưởng hết mực của nông dân bởi những tính trạng ưu việt như chất lượng gạo thơm ngon, khả năng kháng sâu bệnh tốt và năng suất vượt trội.

Tiềm năng

Khi tham quan nhiều cánh đồng lúa ở lòng chảo Điện Biên (nơi được coi là vựa lúa của toàn tỉnh) vào thời điểm thu hoạch vụ mùa, chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến những thửa ruộng nối tiếp nhau trồng Bắc thơm số 7 (BT7) bị khô héo, đổ nghiêng ngả xiêu vẹo, thân, lá gầy gộc, bạc trắng do sâu bệnh hại hoành hành.

Những bông lúa sai trĩu hạt một thời, nay trở nên xơ xác, tong teo nửa xanh nửa vàng, hạt chắc hạt lép. Đó là những chỉ dấu báo hiệu một vụ mùa thất bát nữa lại đến với nông dân nơi đây.

Thế nhưng, trong khung cảnh ảm đạm ấy, vẫn có những “điểm sáng” nổi bật lên tại những thửa ruộng trồng thực nghiệm giống lúa DT-39 Quế Lâm, sử dụng phân bón vi sinh Quế Lâm. Mỗi nhánh cây to lực lưỡng cõng trên mình bông lúa dài chi chít hạt mẩy vàng.


Ruộng lúa DT-39 Quế Lâm (bên phải) bên cạnh thửa ruộng Bắc thơm số 7 (bên trái)

Đặc biệt, dù đã ở giai đoạn cuối của thời kỳ sinh trưởng, nhưng bộ lá vẫn giữ được nguyên vẹn (nông dân quen gọi là lá gừng). Đây là một trong những vốn quý mà nhiều nhà khoa học đang cố gắng tạo ra đối với giống lúa của mình.

Ông Phạm Tiến Thành, cán bộ khuyến nông xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên cho biết: Mặc dù mô hình giống lúa DT-39 Quế Lâm, sử dụng phân bón Quế Lâm mới được đưa vào gieo trồng tại địa phương trong vụ mùa năm nay, thế nhưng đây có thể coi là một bước ngoặt quan trọng trong SX nông nghiệp.

Thứ nhất là phân hữu cơ vi sinh có tác dụng bổ sung vi lượng và dưỡng chất, làm cho chất mùn, gốc rạ nhanh phân huỷ hơn, và tạo được nhiều ôxi không khí trong đất. Mặt khác, phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng thau chua rất tốt.

Về giống lúa DT-39 Quế Lâm, ưu điểm của giống lúa này là đẻ nhánh khoẻ, tập trung, bộ lá dày, cứng, khả năng trỗ nhanh, chiều cao cây cao hơn BT7, lá đòng dày hơn, có khả năng chống chịu được sâu bệnh hại như rầy, bệnh bạc lá vi khuẩn rất tốt. Trong một vụ, dân chỉ cần phun từ 2-3 lần thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Mùa vàng

Là một trong những người đầu tiên chuyển đổi trồng BT7 sang DT-39 Quế Lâm, vụ mùa năm nay, chị Đặng Thị Phương ở C9B, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên nằm trong số ít nông dân ở lòng chảo Điện Biên gặt hái được mùa vàng bội thu với năng suất lúa ước đạt 7,5 tấn/ha.

Chị Phương kể: Vụ xuân vừa rồi Cty TNHH Phát triển & ứng dụng Công nghệ sạch Phụng Thiên đã đưa giống DT-39 và phân bón Quế Lâm từ miền xuôi lên Điện Biên. Tôi đã mua giống DT-39 Quế Lâm về thực trồng trên diện tích 7.200 m2 của gia đình.

Mặc dù vào thời điểm lúa trỗ, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 và đợt mưa kéo dài hơn 2 tuần ở thời kỳ làm đòng nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ phấn; đặc biệt là bệnh bạc lá và rầy nâu xuất hiện trên diện rộng, nhiều trà lúa xung quanh bị đổ làm suy giảm năng suất rất đáng kể. Nhưng giống DT-39 Quế Lâm vẫn kiên cường, không ảnh hưởng gì.

“Đặc biệt, ở ruộng trồng DT-39 Quế Lâm, gia đình chỉ mất đúng 2 lần phun thuốc. Lần 1 sau khi dặm lúa 40 ngày (phòng tổng hợp cả rầy nâu, sâu keo...). 10 ngày sau phun phòng đạo ôn, khô vằn. Còn lại không phải phun bất cứ một loại thuốc nào khác.

Mỗi bông tôi đếm được khoảng 290 hạt chắc và 13 hạt lép (năng suất cao hơn BT7 khoảng 15%). Hạt gạo trắng trong, không bạc bụng, nhìn rất bắt mắt. Khi nấu lên ăn rất dẻo, thơm và không dính”, chị Phương hồ hởi khoe.

Ông Hoàng Ngọc Quân, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Điện Biên, cho biết: Cơ cấu giống lúa của tỉnh Điện Biên đang ẩn chứa nhiều bất cập. Đáng lẽ, 1 giống chỉ cơ cấu khoảng 40% là nhiều, nhưng ở đây có địa phương cơ cấu từ 80 - 100% diện tích BT7. Nếu xảy ra tình hình dịch hại thì nông dân sẽ mất trắng.

Thứ hai, giống BT7 đã được tái trồng qua nhiều năm trên cùng một chân đất nên bị thoái hoá, kháng chịu sâu bệnh kém, dẫn đến tiềm năng năng suất không cao, gây khó khăn cho SX.

“Trong quá trình canh tác nhiều người dân không tính toán được. Họ chỉ nghĩ cứ trồng được gạo ngon là có giá trị hàng hoá, bán được giá cao. Nhưng không nghĩ đến chi phí sản xuất, đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh hại quá lớn. Bởi vậy, việc đưa giống DT-39 Quế Lâm vào SX tại địa phương là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt áp lực sâu bệnh”, ông Quân nhấn mạnh.

“Trong nhiều năm qua, Chi cục BVTV Điện Biên đã đưa nhiều loại giống lúa khác nhau vào thực nghiệm trên đồng đất Điện Biên nhưng đối với DT-39 Quế Lâm được đa số nông dân ủng hộ. Bởi, đây là giống lúa được tạo ra nhờ phương pháp gây đột biến từ giống BT7 nên chất lượng gạo rất thơm ngon. Do đó DT-39 Quế Lâm cần được đưa vào SX để thay đổi cơ cấu giống lúa.

Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để tạo dưỡng chất cho đất, bởi có một thực trạng không thể chối cãi đó là đồng đất của tỉnh đang ngày càng nghèo kiệt do nông dân sử dụng phân chuồng quá ít”, ông Quân nói.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đồng Tháp trang bị gần 1.580 trạm bơm phục vụ lúa hè thu

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện nay vụ lúa hè thu 2024 toàn tỉnh đã xuống giống hơn 130.000/186.500ha theo kế hoạch, các trà lúa đang trong giai đoạn mạ xanh và làm đòng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm