| Hotline: 0983.970.780

Lúa gạo lên giá: Nông dân, DN lại "vờn" nhau

Thứ Năm 26/08/2010 , 09:09 (GMT+7)

Hễ thấy giá lúa lên nông dân lại kềm giữ trong bồ, tới chừng giá tuột thì bung ra bán ra ào ào. Mấy DN đi mua lúa lúc này khó như đi mua... đô la Mỹ trong ngân hàng dạo nọ.

Chỉ 1 tuần qua, giá lúa gạo ĐBSCL tăng 400-500đ/kg (NNVN đã thông tin trên số báo ra ngày 25/8). Và như nhiều lần trước, hễ thấy giá lúa lên nông dân lại kềm giữ trong bồ, tới chừng giá tuột thì bung ra bán ra ào ào. Mấy DN đi mua lúa lúc này khó như đi mua... đô la Mỹ trong ngân hàng dạo nọ.

>> ĐBSCL: Giá lúa liên tục tăng, DN khó thu mua

Tại Cần Thơ, anh Chóng - chủ một cửa hàng bán gạo sỉ và lẻ trên đường 3/2, quận Ninh Kiều cho biết, hiện thời bạn hàng đi mua lúa thơm Jasmine trong vùng đã hơn 6.500đ/kg, dưới giá này không ai thèm bán. Dân hàng xáo mua lúa về xay gạo chợ đem bán sỉ 10.500đ/kg, các mối cửa hàng bán lẻ 12.000đ/kg. Gạo HT mới, hạt dài giá thấp nhất cũng 8.000đ/kg. Nguyên do giá lúa gạo tăng thêm 400- 500đ/kg trong lúc khá nhiều DNXK gạo cần gấp số lượng theo đơn hàng nên tăng cường thu gom cho đủ.

Trái lại, các DNTN làm hàng cung cấp theo các hợp đồng thương mại thấy giá lúa gạo lên đã ngơi tay thu mua vào. Một DN tại Cần Thơ tính toán: Muốn làm gạo XK 5% tấm mà gạo nguyên liệu đã lên tới 6.400- 6.500đ/kg, chế biến gạo ra thành phẩm giá 8.000đ/kg, còn gạo 25% giá 7.000đ/kg. Như vậy tính ra nếu bán với giá sàn ấn định XK theo quy định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): gạo 5% tấm 430 USD/tấn và gạo 25% tấm 390USD/tấn thì làm hàng lúc này không có lãi. Do đó phải chào giá bán cao hơn. Tuy nhiên, hiện thời loại gạo dài tốt từ vụ ĐX còn lại không nhiều. Còn lúa HT phơi vội, xay gạo bị ẩm vàng chỉ bán được cho tàu chợ xuất tiểu ngạch.

Hiện thương lái và các DN thu mua ước đoán lúa HT trong vùng đã thu hoạch hơn 80% và phần còn lại là những cánh đồng chờ mưa sạ muộn như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang thì đang thu hoạch. Tại Sóc Trăng, các NM xay xát mua vào lúa HT 4.500- 4.700 đ/kg. Trong khi lúa thơm đặc sản ST5 còn lẻ tẻ ở một số xã của 2 huyện Mỹ Xuyên và Ngã Năm chủ yếu làm gạo nội địa, giá không biến động nhưng vẫn đứng ở mức cao 7.000đ/kg.

Theo Bộ Công thương, nguồn cung lúa gạo hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và tiêu dùng. Đến nay nước ta đã XK hơn 4 triệu tấn gạo trong tổng số 6,2 triệu tấn gạo đã ký hợp đồng. Còn theo Cục Trồng trọt năm nay sản lượng lúa sẽ đạt 36 triệu tấn. Còn khoảng 1 tháng nữa lúa TĐ vào mùa gặt. Bên cạnh lượng gạo dự trữ trong kho, từ nay đến cuối năm tháng nào cũng có khoảng 300.000 - 500.000 ha lúa thu hoạch.
Theo các DN kinh doanh lương thực tại Cần Thơ tham gia tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo thì hiện nhiều DN đã chạm mốc chỉ tiêu. Ông Hồ Minh Khải, GĐ Cty Nông nghiệp Sông Hậu là 1/9 DN tại Cần Thơ thực hiện kế mua tạm trữ 10.000 tấn quy gạo (theo kế họach tạm trữ của TP Cần Thơ 95.000 tấn) nói: “Đến nay chỉ cần mua thêm vài trăm tấn nữa là đủ số lượng. Tiến độ các DN thu mua chậm là do hay tin giá lúa gạo lên, nguồn cung bị kiềm lại nên cả thương lái và DN đều khó mua. Trong khi còn tới 1 tháng nữa lúa TĐ mới thu hoạch. Do vậy, nếu không có chân hàng trong kho ít có DN nào dám ký hợp đồng XK với số lượng nhiều”.

Đã nhiều mùa lúa đi qua, trải qua nhiều năm XK gạo và đã có kinh nghiệm, thế nhưng vì sao mặt hàng “chiến lược” của một vùng SX lúa gạo hàng hóa bậc nhất cả nước như ĐBSCL vẫn liên tục hết sốt nóng đến hồi sốt rét? Có phải do công tác thống kê, dự báo của các cơ quan chuyên môn và địa phương chưa chính xác về năng lực SX cũng như nhịp độ XK lúa gạo? Hay do DN và nông dân chưa tin cậy lẫn nhau mà vẫn thủ thế theo kiểu giá lên thì nông dân làm cao, ngược lại giá xuống thì DN quay lưng lại với người trồng lúa.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm