| Hotline: 0983.970.780

Lúa Hương Cốm 4 hướng ra thị trường

Thứ Tư 03/07/2013 , 10:20 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh TT-Huế vừa liên kết với các tổ chức, đơn vị tiến hành khảo nghiệm và đưa vào gieo cấy giống lúa Hương Cốm 4 ở một số địa phương.

Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh TT-Huế vừa liên kết với các tổ chức, đơn vị tiến hành khảo nghiệm và đưa vào gieo cấy giống lúa Hương Cốm 4 ở một số địa phương. Đây là cơ hội mở ra cho các địa phương cũng như nhiều nông dân hướng tới SX lúa chất lượng, hàng hóa.

Vụ ĐX 2012- 2013, Trung tâm phối hợp với HTXNN Phú Lương (huyện Phú Vang), HTXNN Nam Sơn (huyện Phú Lộc), HTXNN Thủy Thanh 2 (TX Hương Thủy), HTXNN Đông Xuân (TX Hương Trà), HTXNN Vĩnh An (huyện Phong Điền) và HTXNN số 1 thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) đưa vào SX thử nghiệm 12 ha giống lúa Hương Cốm 4 (HC4).

Đây là giống lúa thơm thuần do PGS.TS Nguyễn Thị Trâm và các cộng sự Viện Nghiên cứu lúa, Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn lọc cá thể phân ly từ quần thể giống lúa nhập nội.


Giống HC4 mở ra triển vọng sản xuất hàng hóa cho nông dân ở TT-Huế

Tại hội nghị đầu bờ về đánh giá việc SX thử nghiệm giống lúa (HC4) tại HTXNN Thủy Thanh 2, một trong số những đơn vị được chọn làm mô hình SX thử nghiệm giống lúa này với diện tích 2 ha. Theo đánh giá của đơn vị HTX, ngành nông nghiệp cũng như các xã viên tham gia mô hình, ngoài ưu điểm nổi trội là chất lượng gạo ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì giống lúa này có khả năng thích nghi, phù hợp trên nhiều chân đất, có điều kiện khí hậu khác nhau, chống chịu sâu bệnh khá tốt.

Theo ông Phùng Hữu Thạnh, Chủ nhiệm HTXNN Thủy Thanh 2 cho biết, muốn nhân rộng mô hình và diện tích SX đại trà thì cần phải tiếp tục thử nghiệm trong một vài vụ tới.

Với địa phương Quảng Điền thì giống HC4 cũng đem lại những tín hiệu khả quan. Ông Nguyễn Xuân, xã viên HTXNN số 1 thị trấn Sịa được chọn tham gia mô hình này cho biết: “Vụ ĐX vừa qua, hộ gia đình tui được tham gia SX 0,75 ha giống lúa HC4. Bước đầu nhận thấy đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng và trổ bông ngắn, đẻ nhánh khỏe và tập trung trong một thời gian ngắn vì vậy phù hợp cho những vùng SX có điều kiện có thể thâm canh, đặc biệt là những vùng thấp trũng như Quảng Điền. Nếu được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư, HTX tạo điều kiện và hỗ trợ nguồn giống thì vụ tới tôi sẽ làm thử nghiệm trước khi nhân rộng mô hình và gieo cấy đại trà.

Theo đánh giá chung của ngành NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh TT-Huế thì giống lúa HC4 có ưu điểm nổi trội là chất lượng gạo ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cây lúa có khả năng phù hợp với nhiều chân đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ và đất thịt nặng có tiểu vùng khí hậu khác nhau, năng suất trung bình đạt trên 52 tạ/ha, vùng đất tốt có thể lên đến 58 tạ/ha.

Tuy nhiên, qua các mô hình SX thử nghiệm, giống lúa mới này cũng có một số nhược điểm như khả năng nhiễm bệnh đạo ôn nặng hơn so với các giống đang SX đại trà, thân lúa nhỏ, mảnh và yếu nên dễ đổ khi thời tiết bất lợi.

Một số ý kiến cho rằng cần có thêm sự đánh giá cụ thể trước khi đưa vào SX đại trà nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Tỉnh TT-Huế có diện tích gieo cấy lúa hàng năm trên 50.000 ha, với cơ cấu giống chủ yếu là Khang dân và một số giống khác như TH5, NN4B, 13/2, Xi23, X21… Việc sử dụng các giống lúa đang còn chú trọng về chỉ tiêu năng suất.

Vấn đề này đã giúp cho năng suất và sản lượng lúa của tỉnh TT- Huế hàng năm tăng lên rõ rệt. Song chất lượng lúa gạo vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Một phần do chưa tìm ra được những giống lúa tốt đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, bên cạnh đó là do người nông dân chưa mạnh dạn SX thử các giống lúa mới vừa có năng suất, vừa có chất lượng.

Ông Trần Quang Phước, GĐ Trung tâm Khuyến nông lâm ngư TT-Huế khẳng định: “Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở dựa vào điều kiện khí hậu của từng tiểu vùng, trong thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp tục liên kết, phối hợp các ngành chức năng, đơn vị, địa phương để đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào thay thế dần các giống lúa hiện nay, gắn liền với quy hoạch các vùng SX lúa hàng hóa, nhất là việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn”.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất