| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai lên Tây Nguyên

Thứ Ba 11/03/2014 , 15:36 (GMT+7)

Việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn giúp nông dân bảo đảm năng suất ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Để đáp ứng nhu cầu SX, các tỉnh Tây Nguyên đã đưa các giống lúa lai năng suất, chất lượng tốt về trồng thay thế dần giống lúa cũ, từng bước giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí thời gian canh tác phù hợp, bảo đảm năng suất ổn định.

Các giống lúa mới đều được chọn lọc kỹ càng, qua sự kiểm định chặt chẽ của các ngành chức năng trước khi đưa vào SX.

Đồng thời, giống mới đều có đặc tính phù hợp để gieo trồng cả 2 vụ trong năm, chống chịu tốt với thời tiết và sâu bệnh, chất lượng gạo cao, hạt trắng, ngon cơm... sản lượng bình quân đạt từ 7 - 9 tấn/ha, chăm sóc tốt có thể lên tới 10 - 12 tấn/ha.

Số liệu từ Sở NN-PTNT Đăk Lăk, diện tích lúa nước của toàn tỉnh có 70.000 ha, trong đó trên 50% lúa cao sản. Năng suất, chất lượng lúa ngày một tăng cao và khá bền vững, bảo đảm ổn định an ninh lương thực.

Nhiều địa phương đang tích cực đưa các giống mới (kể cả lúa lai và lúa thuần) về cho bà con SX. Một trong những địa phương đi đầu phong trào đó là huyện Krông Păk.

Đến nay, toàn bộ diện tích trên 8.000 ha lúa hằng năm ở huyện này đều là lúa cao sản (85% lúa thuần và 15% lúa lai).

Để mở rộng diện tích lúa lai đại trà, nông dân có lợi nhuận, ổn định hơn cần sự gắn kết chặt chẽ mối liên kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp), đồng thời có cơ chế hỗ trợ về giống cũng như tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức tư duy của nông dân...

Cánh đồng lúa trên 10.000 ha của huyện Krông Ana trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2009 đến nay, huyện đã đưa về khoảng trên 10 giống lúa cao sản khác nhau, giới thiệu và nhân rộng ra trên 60% diện tích lúa của vùng.

Đây là một trong những vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh, với những lợi thế là đất đai màu mỡ, nằm trong vùng thấp nên khí hậu ôn hòa hơn nhiều địa phương khác; bà con có truyền thống SX lúa nước và kinh nghiệm canh tác rất tốt, tiếp thu và áp dụng nhanh TBKT...

Ngoài ra, tại nhiều địa phương khác như huyện Ea Súp, Cư M’gar, M’Drăk… ngành nông nghiệp cũng quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và đưa các giống lúa mới, năng suất, chất lượng cao đến cho bà con áp dụng nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp cho từng địa phương.

Tại tỉnh Đăk Nông, những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của giống trong SX cộng với khuyến cáo của ngành chức năng nên người nông dân đã thay đổi tập quán chọn giống và chú trọng tới việc đưa các giống lúa lai năng suất cao vào gieo cấy. Trong đó, các giống lúa lai OMCS 2000, VND 95-20, Nhị ưu 838, Syn 6, Nghi hương 2308, BTE-1, TH3-3, Kim ưu 725, NX 30, Dương quang 18, ĐB 6 được người dân đưa vào gieo cấy với diện tích lớn.

Đây là những giống lúa ngắn ngày cho thu hoạch sớm, có thể tránh hạn vào cuối vụ, thích hợp với điều kiện khí hậu và lượng nước tích lũy tại các hồ đập trong vụ đông xuân. Huyện Krông Nô là địa phương có diện tích lúa nhiều nhất tỉnh và thường xuyên đưa các giống lúa lai, đặc sản vào SX.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Krông Nô thì những năm qua, ngoài việc tích cực đưa cơ giới hóa vào SX, địa phương cũng thường xuyên khuyến khích đưa các giống lúa mới đã được khảo nghiệm thành công vào gieo cấy như giống TH3-3, Nghi hương 2308... Hiện, cơ cấu giống lúa trên địa bàn khá đa dạng với chất lượng giống đạt chuẩn nên tình hình gieo cấy và phát triển của cây lúa tương đối tốt.

Việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn đã không chỉ giúp nông dân chủ động ứng phó với thời tiết bất thường, mà còn bảo đảm năng suất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao (bình quân cao hơn các giống lúa thường truyền thống trước đây từ 1,5 - 3 tấn/ha).

Nếu như trước đây, bà con gieo trồng 1 ha lúa giống cũ, chỉ thu được gần 20 triệu đồng, với giống lúa mới hiện nay, thì 1 ha khi trừ chi phí vẫn thu được 40 - 45 triệu đồng.

Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chuyển giao, mở rộng diện tích để giống lúa chất lượng cao có chỗ đứng vững chắc trên đồng ruộng. Đặc biệt, tập trung phát triển kinh tế, trọng tâm là công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.