| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai, thị trường tiềm năng ở xứ Nghệ

Thứ Sáu 21/09/2012 , 10:44 (GMT+7)

Nghệ An là tỉnh đặc biệt coi trọng SX lúa lai ở khu vực Bắc Trung bộ.

Lúa lai chất lượng BTE1 SX tại Hưng Nguyên cho năng suất khá

Nghệ An là tỉnh đặc biệt coi trọng SX lúa lai ở khu vực Bắc Trung bộ. Đó là lý do giải thích vì sao trong 10 năm qua (2002 -2012) cơ cấu giống lúa lai luôn được duy trì ở mức cao (từ 50-70%) tổng diện tích lúa gieo cấy hàng năm của tỉnh.

>> 4 quyết sách phát triển lúa lai
>> Phát triển lúa lai là tất yếu
>> Lúa lai vẫn có chỗ đứng

Có thể nói, nhờ có diện tích lúa lai lớn, năng suất cao nên 10 năm qua, Nghệ An luôn giành và vượt kế hoạch 1 triệu tấn thóc/năm, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

CỨU CÁNH

Ông Nguyễn Đình Chi, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định: Việc đưa giống lúa lai vào gieo cấy ở miền Bắc nói chúng và ở Nghệ An nói riêng là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Bộ NN-PTNT. Ai cũng biết giai đoạn trước năm 1990, năm nào miền Bắc cũng thiếu lương thực. Đến như Thủ tướng Phạm Hùng cũng phải đích thân vào Nam chỉ đạo SX để lo gạo cho miền Bắc.

"Ở Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh) trước đây chỉ đưa ra kế hoạch phấn đấu 1,2 triệu tấn lương thực quy thóc/năm mà vẫn không làm sao đạt được. Thế mà bây giờ, chỉ riêng Nghệ An đã đạt trên 1 triệu tấn/năm thì đủ biết lúa lai là một cứu cánh cho miền Bắc thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực triền miên. Theo tôi, chủ trương đưa lúa lai vào gieo cấy ở miền Bắc không chỉ giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực cho đất nước, phục vụ đắc lực cho việc phát triển chăn nuôi, mà còn có vai trò rất quan trọng, tạo cơ hội tốt cho vựa lúa ĐBSCL tăng nhanh hàng triệu tấn gạo để XK", ông Chi khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Lập, Phó GĐ Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết: Nghệ An là tỉnh có tỷ lệ dân số cao, nhu cầu lương thực hàng năm rất lớn nên việc đưa giống lúa lai vào canh tác là một chủ trương đúng và hợp lòng dân. Đây là lý do giải thích vì sao suốt 10 năm (2002-2012), năm nào tổng diện tích lúa lai vụ xuân của Nghệ An luôn chiếm tỷ lệ cao. Mức thấp nhất cũng gần 49.000 ha (2002, 2008), còn mức cao nhất cũng trên 62.586 ha (2007, 2009).

Theo ông Lập, vụ HT, mùa mặc dù diện tích vùng úng lụt của tỉnh khá lớn nhưng năm nào cũng gieo cấy được gần 11.000 ha (thấp nhất), năm cao nhất lên tới gần 27.640 ha. Ở Nghệ An, giai đoạn 2002 chủ yếu cơ cấu 2 giống lúa lai chủ lực là Sán ưu 63 và Sán ưu quế 99. Từ năm 2003-2006, gần như giống lúa lai Nhị ưu 838 đứng vị trí "bá chủ".

"Từ năm 2007, bên cạnh Nhị ưu 838, bà con nông dân được tiếp cận thêm giống lúa lai mới là Khải phong số 1 (Cty CP Giống cây trồng Nghệ An khảo nghiệm). Đến năm 2008, thị trường giống lúa lai "làm chủ", tỉnh bổ sung thêm giống Q.ưu 1 vào cơ cấu (TCty CP VTNN Nghệ An khảo nghiệm). Sang năm 2009, giống lúa Nhị ưu 838 gần như bị đào thải, chỉ còn 2 giống lúa lai chủ lực là Khải phong số 1 và Q.ưu 1. Năm 2010, vì một lý do "tế nhị" giống lúa lai Q.ưu 1 “biến mất” khỏi thị trường Nghệ An, nhường lại thị phần cho giống lúa Khải phong số 1.

Từ năm 2011 đến nay, tại Nghệ An 2 giống lúa lai Khải phong số 1 và Nhị ưu 986, do Cty CP Giống cây trồng Nghệ An độc quyền phân phối giữ vị trí số 1. Sở NN-PTNT Nghệ An đang khuyến khích và tạo điều kiện cho DN và các đối tác nước ngoài vào khảo nghiệm thêm nhiều tổ hợp lúa lai mới năng suất cao, chất lượng gạo tốt nhằm bổ sung cơ cấu...", ông Lập cho hay.

KHÁT KHAO GIỐNG MỚI

Giải thích lý do vì sao giống lúa lai TQ đang giảm dần ở Nghệ An, ông Nguyễn Công Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho rằng: "Nói cho thật khách quan thì giống lúa lai "có công" đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho tỉnh là điều không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, diện tích giống lúa lai hiện đang có xu hướng giảm là do nhu cầu lương thực trong bữa ăn của người dân đã được giải quyết. Gạo lúa lai đa số là không ngon cơm trong khi người tiêu dùng lại cần gạo ngon, nên chính quyền các cấp phải tính toán khi cơ cấu giống lúa thế nào cho hợp lý.

Một thực tế ở Nghệ An là, dù diện tích lúa lai đang giảm dần nhưng các giống lai năng suất cao, chống chịu sâu bệnh vẫn được đa số bà con chấp nhận. Bằng chứng là thời điểm thịnh hành, một đơn vị kinh doanh giống cây trồng ở Nghệ An đã bán ra thị trường được tới 500 tấn Khải phong số 1, sau 10 năm gieo cấy ở tỉnh này, mỗi năm cũng chỉ duy trì tiêu thụ 300 tấn giống.

Tương tự, giống lúa lai Nhị ưu 986 vẫn bán được trên 300 tấn/năm. Và đây là lý do giải thích vì sao Nghệ An vẫn được xem là một thị trường đầy tiềm năng để các DN SXKD giống cây trồng trong và ngoài nước có cơ hội để cạnh tranh mỗi khi chuẩn bị vào vụ mới.

"Thực tiễn chỉ ra rằng, nhiều giống lúa thuần chất lượng cao, năng suất không thua kém mấy so với giống lúa lai. Trong khi gạo lúa thuần chất lượng cao lại được ưa chuộng, dễ bán, giá thóc, gạo có lúc bán cao gấp rưỡi lúa lai nên lợi nhuận mang lại cho nông dân vẫn không bị ảnh hưởng", ông Châu khẳng định.

Ông Phan Văn Trường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hưng Nguyên cho biết, huyện rất nỗ lực trong việc cơ cấu giống lúa lai nhưng bà con vẫn chưa thật sự ủng hộ. Bởi thế, chủ trương của huyện là phải tìm tòi đưa vào khảo nghiệm nhằm tìm được các giống lúa lai phù hợp. Tuy nhiên SX phải thỏa mãn được cả 2 vấn đề, chất lượng gạo ngon, năng suất cao cho cả 2 vụ.

"Do đó bên cạnh các giống lúa thuần chất lượng cao như AC5, XT28, nếp ĐT52, NAR5... chúng tôi đã và đang đưa một số giống lúa lai chất lượng tốt, năng suất cao đã được công nhận vào làm cánh đồng mẫu lớn như BT-E1, Syn 6, Việt lai 24... để từng bước đưa huyện Hưng Nguyên thành một vùng trọng điểm lúa chất lượng cao, cả lúa thuần và lúa lai.

Sắp tới chúng tôi sẽ đưa thêm các giống lúa lai mới như Nghi hương 2308, Bio 404, TH 3-3... vào SX nhằm đạt được 2 mục tiêu đặt ra là vừa tăng sản lượng lương thực, vừa giải quyết đầu ra cho lúa thương phẩm", ông Trường giãi bày.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm