| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai thơm KC06

Thứ Hai 25/05/2015 , 09:55 (GMT+7)

Cả hai giống lúa lai thơm KC06-1 và KC06-3 đều cho năng suất từ 7 - 8 tấn/ha vụ HT, 10 - 12 tấn/ha vụ ĐX, năng suất luôn vượt giống đối chứng từ 30 - 68%.

Vụ ĐX 2014 - 2015, Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã xây dựng mô hình trình diễn hai giống lúa lai thơm KC06-1 và KC06-3 tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu…

Đây đều là những vùng đất trồng lúa 3 vụ/năm, phù sa nhiễm mặn được ngọt hóa. Riêng tại Hòn Đất (Kiên Giang), nơi chọn trồng 2 giống trên là đất phèn rừng tràm mới được khai phá.

Khi đưa giống mới về triển khai, cả chính quyền và người dân đều hồi hộp. Đa số các hộ dân tham gia đều áp dụng đúng quy trình chăm sóc của SSC đề ra. Tuy nhiên, giai đoạn mạ do gặp mưa to nên một số diện tích bị thiếu mạ bắt buộc phải cấy thưa, ít dảnh.

Bên cạnh đó, một số hộ nông dân ở huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cấy, dặm muộn, quản lý cỏ dại, bón phân, rút nước sớm ở giai đoạn vào chắc chưa tốt nên năng suất bị ảnh hưởng. Cũng tại đây, một số diện tích có mặt bằng không tốt nên lúa phát triển mất đồng đều.

2 giống chủ yếu được gieo bằng phương pháp mạ sân, lượng giống trung bình khoảng 35 kg/ha. Khi mạ được 12 - 14 ngày tuổi thì tiến hành gieo cấy, khoảng cách 18 x 20 cm, mật độ 2 - 3 dảnh/khóm. Lượng phân nguyên chất cần bón cho 1 ha là 110 - 115 kg N, 46 kg P205, 75 - 80 kg K20. Tương đương khoảng 100 kg DAP, 200 - 210 kg ure, 125 - 135 kg kali.

Với bệnh rầy nâu, người dân xử lý bằng thuốc trong giai đoạn đứng cái. Trong giai đoạn lúa trổ bông, kiểm tra phát hiện và phòng, trừ sớm bệnh sâu cuốn lá nhỏ. Để minh chứng cho khả năng kháng đạo ôn, toàn bộ diện tích KC06 không được phun thuốc. Còn trên giống đối chứng IR 50404, tiến hành phun 3 - 4 lần.

Thực tế mô hình tại Vũng Liêm (Vĩnh Long), KC06 có TGST khoảng 103 ngày. Chiều cao cây đạt 104 cm. Lúa bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn hại lá nhẹ, đạo ôn cổ bông gần như không xuất hiện.

Còn tại Tam Bình, kết quả cũng tương tự. Số hạt chắc/bông khoảng 131 hạt. Tỷ lệ hạt bị lép khoảng trên 18%. Hộ anh Nguyễn Văn Minh (Vũng Liêm) tham gia trồng thử gần 8.000 m2 giống lúa KC06. Năng suất cuối vụ đạt trên 12 tấn/ha, vượt gấp đôi so với giống đối chứng.

09-19-45_1

Cũng tại Vũng Liêm, chị Huỳnh Thị Điệp trồng 4.833 m2, đạt năng suất 11,77 tấn/ha. Hộ anh Lê Văn Em (Tam Bình) cũng đạt gần 12 tấn/ha. Năng suất trung bình KC06 đạt từ 9 - 10 tấn/ha trong khi giống đối chứng là từ 5 - 6 tấn/ha. Về bài toán kinh tế, người trồng KC06 có lợi nhuận cao hơn giống đối chứng trên từ 20 - 25 triệu đ/ha.

Qua đánh giá, giống lúa lai thơm KC06-1, có TGST 102 - 104 ngày (gieo sạ 98 - 100 ngày) thích nghi với nhiều vùng trồng lúa 2 - 3 vụ của ĐBSCL. Giống KC06-1 chống chịu rầy nâu, kháng bệnh đạo ôn, nổi bật với chất lượng hạt gạo thon dài không bạc bụng, hàm lượng amylose cao từ 17 - 21%, cơm thơm dẻo mềm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Giống KC06-3 có TGST ngắn hơn (100 - 102 ngày), thích nghi với cả vùng phù sa 3 vụ lúa/năm và vùng đất lúa - tôm nhiễm phèn mặn. KC06-3 cũng kháng rầy nâu, đạo ôn, hạt gạo thon dài ít bạc bụng nhưng hàm lượng amylose thấp hơn (13,4%), mềm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cả hai giống lúa lai thơm KC06-1 và KC06-3 đều cho năng suất từ 7 - 8 tấn/ha vụ HT, 10 - 12 tấn/ha vụ ĐX, năng suất luôn vượt giống đối chứng từ 30 - 68%.

Qua mô hình trình diễn trong vụ ĐX có thể thấy, đây là hai giống lúa lai có tiềm năng, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tương đối tốt, đặc biệt phù hợp với nhiều vùng canh tác khác nhau.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất