| Hotline: 0983.970.780

Lúa luân canh tôm

Thứ Hai 25/10/2010 , 10:07 (GMT+7)

Trong những năm gần đây phong trào sản suất lúa - tôm ở các tỉnh ĐBSCL đang phát triển mạnh. Theo số liệu tổng hợp từ 8 tỉnh ven biển cho thấy có khoảng 140.000 – 150.000 ha. Lợi nhuận từ mô hình sản xuất lúa – tôm khá cao từ 10 đến 30 triệu đồng/ha/năm, trong đó lợi nhuận từ nuôi tôm khoảng 23 – 27 triệu đồng/ha, và lợi nhuận từ trồng lúa khoảng 3 – 7 triệu đồng/ha.

Hệ thống canh tác lúa – tôm với những tác động hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo nên các yếu tố bền vững trong sản xuất. Cả lúa và tôm đều đạt năng suất cao, bởi sau một vụ nuôi tôm đã để lại một lượng thức ăn rơi vãi, chất thải từ quá trình tiêu hóa của tôm và đặc biệt là vỏ tôm sau những lần lột xác là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây lúa, vì vậy trồng lúa sau vụ nuôi tôm sẽ đạt năng suất, chất lượng cao và giảm chi phí về phân bón.

 Ngược lại qua một vụ trồng lúa, cây lúa lấy đi một lượng lớn dinh dưỡng ở đáy ao, cung cấp oxy cho đất và tăng cường hoạt động cho các loài vi sinh vật có ích giúp cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn, sau vụ trồng lúa ruộng nuôi tôm sạch sẽ hơn, giảm chi phí vật tư xử lý đáy ao và giúp cho vụ tôm an toàn hơn. Có thể nói đây là mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất tạo ra sản phẩm lúa – tôm sạch và an toàn.

 Chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề cần chú ý trong quá trình sản xuất theo mô hình lúa – tôm như sau:

Chọn giống:

Nên chọn giống lúa chịu mặn cao và có chu kỳ sinh trưởng dài (110 – 120 ngày) bao gồm các giống địa phương: Một bụi đỏ, Một bụi trắng, Đốc đỏ, Đốc phụng, Sóc nâu, Rồng xanh, Trắng tròn, Ngọc nữ, ba bụi Minh Hải, lùn đỏ, Hai Hoành rằn, Tép hành ĐB, Tám xoan ĐB, Tài nguyên ĐB… Các giống cải tiến: OM296, OM576, OM1490, OM2031, OM 2395, OM2517, OM 2717, OM2718, OMCS2000, OM1352, OM3536, OM4498, OM723-7, OM 723-11, OM916, OM2490… và các giống vừa chịu mặn tốt vừa cho năng suất khá, phẩm chất tốt, ít nhiễm vàng lùn và lùn xoắn lá: ST3, ST5, ST10, ST3 đỏ.

Thời vụ gieo trồng: Tùy từng vùng, từng điều kiện thời tiết khí hậu mà bố trí thời vụ cho thích hợp, tuy nhiên nên xuống giống trong tháng 9 để thu hoạch lúa vào tháng 12 dương lịch. Làm đất: Khi mùa mưa thật sự bắt đầu, trữ nước mưa trên ruộng và xổ nước từng đợt để rửa mặn (sau mỗi trận mưa lớn) cho đến khi độ mặn của nước ruộng đạt 1 – 2%o thì tiến hành gieo sạ.

Chọn biện pháp gieo sạ: Sau vụ tôm mặt ruộng đã được rửa mặn, tuy nhiên trong lớp bùn vẫn còn ít nhiều muối và chất hữu cơ độc và càng xuống sâu độ mặn càng cao. Vì vậy gieo sạ là biện pháp an toàn nhất, rễ cây lúa sẽ từ từ ăn sâu vào lớp bùn cùng lúc với độ mặn, độ độc giảm dần nên sẽ không bị hại. Mật độ sạ khuyến cáo ở mức 80kg/ha.

Phân bón và cách bón phân: Chú ý bón vôi cải tạo đất trước khi gieo sạ với lượng 50 - 100 kg/1.000 m2. Nếu cây con khó ra rễ cần phun phân bón lá có nhiều lân, canxi, magie và axít Humic. Tùy theo phương thức nuôi tôm mà nhu cầu phân bón cho cây lúa sẽ có biến động rất lớn theo từng thửa ruộng với tỉ lệ N: 46 – 69; P: 50 – 70; K: 30.

Chúng tôi khuyến cáo bón phân hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng: hữu cơ 45%, đạm 9%, lân 0,3% và kali 4,5%, ngoài ra còn có một số dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, axít amin và vitamin cho 1.000 m2 như sau: Giai đoạn lúa 7 - 10 ngày sau sạ bón 25 kg Vedagro + 20 kg lân. Giai đoạn lúa 18 - 22 ngày sau sạ bón từ 25 kg Vedagro + 15 kg lân. Đón đòng 40 - 45 ngày sau sạ bón 10 kg Vedagro + 1 kg kali.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất