| Hotline: 0983.970.780

Lúa Quảng Bình thắng lớn

Thứ Năm 18/05/2017 , 15:45 (GMT+7)

Vụ ĐX 2016-2017, tỉnh Quảng Bình gieo cấy đạt trên 30.000ha. Do mưa lũ kéo dài, nông dân phải gieo đi cấy lại hàng ngàn ha lúa bị ảnh hưởng. Vượt lên gian khó, Quảng Bình được mùa lớn, năng suất trung bình đạt trên 61,5 tấn/ha.

Vựa lúa - vựa thóc

Huyện Lệ Thủy là vựa lúa của Quảng Bình. Theo ông Nguyễn Xuân Vương, Trưởng phòng NN-PTNT huyện, toàn huyện gieo cấy gần 10.200ha, dù bị ảnh hưởng của mưa lũ, sâu bệnh từ đầu vụ, nhưng nông dân có kinh nghiệm thâm canh nên năng suất chung của toàn huyện đạt 66 tạ/ha. “Trung bình tăng 4 tạ/ha so với vụ ĐX trước. Nhiều địa phương có năng suất đạt 75 tạ/ha. Đây được xem là vụ mùa thắng lợi nhất từ trước đến nay”, ông Vương chia sẽ.

15-29-41_nnvn-1-nong-dn-le-thuy
Nông dân Lệ Thủy được mùa lớn

Cũng theo ông Vương, qua xác đồng, toàn huyện có 5 xã (Hồng Thủy, An Thủy, Hoa Thủy, Phong Thủy và Lộc Thủy) đạt năng suất 70 tạ/ha. Những ngày này, về Lệ Thủy, đâu đâu cũng nói chuyện lúa má. Mọi trục đường, ngõ xóm rực lên không khí hối hả, rộn ràng thu hoạch mùa. Tôi về cánh đồng xã Phong Thủy, ông Hoàng - Chủ tịch xã bắt tay hồ hởi: “Chúng tôi làm 650ha lúa và đạt năng suất cao nhất huyện. Năm ngoái đạt 68 tạ/ha, năm nay vượt trên 75 tạ/ha. Nhiều gia đình thâm canh tốt đã đạt đỉnh 80 tạ/ha”.

Xã Phong Thủy có hai thôn Đại Phong và Thượng Phong đạt năng suất lúa tương dương nhau. Trên cánh đồng, anh Lê Văn Hoàn (xã Thượng Phong) đang cùng mọi người trong gia đình thu hoạch lúa ở thửa ruộng sát đường. Gạt đi những giọt mồ hôi dưới cái nắng chói chang của ngày hè, anh Hoàn cho biết, vụ mùa năm nay, gia đình anh làm 7 sào. Tuy chỉ mới thu hoạch được hơn một nửa diện tích nhưng tất cả đều cho năng suất rất cao, bình quân đạt trên 70 tạ/ha. “Cả 7 sào phải gặt thủ công để làm vụ tái sinh. Sau 1 tháng là cho thu hoạch. Nếu thuận lợi cũng có năng suất cao”, anh Hoàn nói.

Vòng về xã An Thủy, đến đâu cũng thấy lúa. Ông Nguyễn Văn Thanh (thôn Lộc Hạ) có 2ha lúa đã chín vàng, đã thu hoạch hơn nửa, năng suất dự tính trên 70 tạ/ha.  Ông hồ hởi cho biết làm ruộng bây giờ khỏe hơn trước rất nhiều. Hầu hết các khâu sản xuất từ làm đất đến thu hoạch đều cơ giới hóa. Lúa thu hoạch xong được làm sạch ngay, tại ruộng và đóng vào bao tải, thuê xe chuyển vào nhà. “Giá lúa đầu vụ được 62 (6,2 triệu đồng/tấn). Dự tính, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư vào 2ha lúa, gia đình cũng được lãi khoảng 40 triệu đồng”, ông Thanh chia sẻ.

15-29-41_nnvn-2-toi-lu
Cải tiến tời kéo thu hoạch lúa

Vụ ĐX này, Lệ Thuỷ được mùa lớn ngoài yếu tố thời tiết thuận lợi, sâu bệnh ít thì vai trò giống lúa hết sức quan trọng. Theo ông Vương, trong 10 năm lại đây, vụ này là ít sâu bệnh nhất. Toàn huyện chỉ có 2ha lúa bị nhiễm sâu bệnh mất trắng. Còn lại được phòng trừ tốt.

Các địa phương còn lại như Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa… nông dân cũng đang khẩn trương vào gặt rộ. Nơi nào cũng được mùa. Những vùng đất không có điều kiện tốt để canh tác cũng có được năng suất 55 tạ/ha. Năng suất trung bình của các địa phương này đạt từ 60 - 65 tạ/ha.

Sát Lệ Thủy là huyện Quảng Ninh cũng tưng bừng trong vụ mùa thắng lớn. Theo ông Ông Văn Thuyết, Trưởng phòng NN-PTNT huyện, các địa phương đang gặt rộ. Qua thăm đồng, dự kiến năng suất đạt 62 tạ/ha, tăng 1,04 tạ/ha so cùng kỳ; sản lượng đạt khoảng 32.240 tấn.


Giống mới chắc ăn

Cơ cấu những bộ giống lúa chủ lực Lệ Thuỷ đưa vào sử dụng ở vụ mùa này gồm giống lúa thuần (Xi23, X21, NX30, 94-11, X33...) với diện tích từ 5.800 - 6.000ha; lúa lai (Nhị ưu 838, Nhị ưu 986, D.ưu 527...) khoảng 500 - 700 ha; giống lúa chất lượng cao (P290, IR353-66, P6, nếp IJ352, XT28, HT1...) từ 2.500 - 2.800ha; giống lúa tiến bộ kỹ thuật: khoảng 600ha...

Theo ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, địa phương có nhiều mô hình SX giống lúa đưa vào thử nghiệm đạt năng suất, chất lượng rất cao, như giống lúa CXT30 được thí điểm trên diện tích 10ha tại thôn Quy Hậu (xã Liên Thủy); giống lúa P6 thí điểm trên diện tích 70ha tại HTXNN Mỹ Lộc Thượng, giống lúa VH1 được thực nghiệm ở xã An Thủy, diện tích 60ha và giống lúa AC5 thực nghiệm trên 65ha tại HTXNN Mỹ Lộc Hạ (xã An Thủy)... đều cho năng suất trên 70 tạ/ha. Diện tích canh tác lúa cải tiến (SRI) trên 1.230ha.

15-29-41_nnvn-3-nooghn-dn-qbinh
Nông dân Quảng Bình vui vì được mùa và giá

Đồng thời, huyện khuyến khích mở rộng cánh đồng lớn lên 600ha. Trong đó, dẫn đầu là xã An Thuỷ 285ha, Phong Thuỷ 110ha; Liên Thuỷ 85ha; Sơn Thuỷ 80ha...

Thị xã Ba Đồn tạo điểm nhấn về công tác đồn điền đổi thửa nên nhiều địa phương hoàn tất trước khi xuống giống, vụ ĐX. Đó cũng là liều thuốc động viên nông dân an tâm đầu tư, thâm canh trên đồng ruộng. Theo ông Nguyễn Văn Khành, Trưởng phòng NN-PTNT thị xã, vụ ĐX triển khai gieo cấy hơn 2.700ha lúa. Trong đó, phần lớn diện tích đã được cơ cấu với các giống năng suất, chất lượng như P6, PC6, HT1, Xi23, SV181... Bà con đã làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, tăng cường diệt chuột, cải tạo hệ thống giao thông thuỷ lợi sau đồn điền đổi thửa cũng như tận dụng nguồn phù sa do lũ để lại.

"Nhiều địa phương có năng suất vượt lên như Quảng Trung, Quảng Hải, Quảng Tân… trên 60 tạ/ha. Nhiều giống lúa mới, chất lượng như SV 181, PC6 có năng suất cao nên tạo được lòng tin cho nông dân. Nhờ sử dụng các máy móc cơ giới trong thu hoạch, đến thời điểm này, thị xã đã hoàn thành hơn 80% kế hoạch", ông Khành phấn khởi nói.

15-29-41_nnvn-4-nhon-nhip-ngy-mu
Nhộn nhịp mùa vàng Quảng Bình
Do ảnh hưởng mưa ngập từ đầu vụ nên lúa trà muộn, trà gieo lại của Quảng Bình khá lớn. Toàn tỉnh có gần 1.700ha trổ muôn. Sở NN-PTNT đã yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các ổ dịch bệnh, chuột để chỉ đạo nông dân phòng trừ kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

 

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất