| Hotline: 0983.970.780

Lúa Sơn Lâm trên đồng chiêm trũng

Thứ Ba 23/09/2014 , 10:20 (GMT+7)

So với giống Bắc thơm số 7 thì Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 có nhiều ưu điểm vượt trội, chống chịu sâu bệnh tốt.

Vụ mùa 2014, Sở NN-PTNT Hà Nam phối hợp với Cty CP Sơn Lâm đưa các giống lúa thuần Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 về đồng đất chiêm trũng xã Xuân Khê (huyện Lý Nhân) SX thử 4 ha. Trong đó, giống Sơn Lâm 1 trồng 1 ha, giống đối chứng là Bắc thơm số 7. Sơn Lâm 2 trồng 3 ha, giống đối chứng là Khang dân 18. 

Ông Trương Đình Sự, Giám đốc HTXNN Xuân Khê cho biết, thời tiết đầu vụ tương đối thuận lợi, Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 bén rễ hồi xanh nhanh.

Đến giữa vụ trời mưa, độ ẩm cao nên lúa phát triển tốt. Sau đợt bón thúc lần 1 khoảng 10 ngày, cả hai giống đều sinh trưởng, phát triển tốt, độ đồng đều cao. Thời kỳ lúa trỗ bông phơi màu, lúa cứng cây, bộ lá đẹp, bông sáng, tỷ lệ hạt chắc cao.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa to, gió cấp 5 - 7 đã làm cho một ít lúa trong giai đoạn chín đỏ đuôi bị đổ. Nông dân Nguyễn Thị Lành, tham gia mô hình chia sẻ, so với giống Bắc thơm số 7 thì Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 có nhiều ưu điểm vượt trội, chống chịu sâu bệnh tốt.

Chị Lành chỉ tay sang mảnh ruộng trồng Bắc thơm số 7 bị bạc lá, trong khi ruộng Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 có bộ lá khỏe, không hề nhiễm bạc lá. Do gió bão quá to, lúa nhà chị Lành bị đổ một ít nhưng cận ngày thu hoạch, không ảnh hưởng tới năng suất chung.

Kết quả theo dõi của HTXNN Xuân Khê cho thấy, Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 cứng cây, tỷ lệ hạt chắc cao, năng suất cao hơn hai giống đối chứng từ 11,5 - 14,9%. Theo tính toán, năng suất thực thu của Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 lần lượt là 58 và 59,2 tạ/ha. Về hiệu quả kinh tế, cho lãi cao hơn hai giống đối chứng từ 80.000 - 143.000 đ/sào.

Bà Nguyễn Thị Vang, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam đề nghị Bộ NN-PTNT sớm công nhận chính thức hai giống lúa này để Hà Nam đưa vào cơ cấu SX đại trà trong những vụ tới. Cty Sơn Lâm phải đảm bảo cung ứng giống chất lượng, đủ số lượng, có cơ chế phân phối giống… để giúp nông dân yên tâm SX.

Ngoài Xuân Khê, vụ mùa 2014, Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 còn được SX thử tại xã Đinh Xá (TP Phủ Lý, Hà Nam) với diện tích 4 ha.

Ông Nguyễn Văn Thắng, PGĐ HTXNN Đinh Xá đánh giá, hai giống đều sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, TGST ngắn hơn hai giống đối chứng từ 5 - 7 ngày.

Năng suất của Sơn Lâm 1 khoảng 185 kg/sào, Sơn Lâm 2 là 219 kg/sào. HTX Đinh Xá kiến nghị Sở NN-PTNT Hà Nam, Cty CP Sơn Lâm tiếp tục mở rộng mô hình, sớm đưa hai giống lúa này vào cơ cấu SX.

Ông Trần Đức Lâm, Chủ tịch HĐQT Cty CP Sơn Lâm cho biết, hai giống lúa trên đã được SX thử nghiệm tại nhiều địa phương, trên nhiều chân đất khác nhau và có kết quả tốt. Còn TS Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống & sản phẩm cây trồng Quốc gia cho rằng, Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 đã đáp ứng cơ bản tiêu chí của một giống lúa mới. Đó là ngắn ngày, chất lượng gạo và năng suất khá, chống chịu sâu bệnh tốt.

Theo ông Dũng, tuy trồng Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 ở chân vàn thấp xã Xuân Khê, song lúa vẫn sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh, đặc biệt là bệnh bạc lá. Về cơ bản hai giống này có đủ điều kiện để Bộ NN-PTNT chính thức công nhận là giống lúa mới.

Th.S Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, về năng suất, hai giống lúa này đã “vượt mặt” Khang dân 18, Bắc thơm số 7 khoảng 10%. Đề nghị Cty CP Sơn Lâm hoàn thiện hơn quy trình SX để hai giống lúa này sớm được công nhận.

Về phía tỉnh Hà Nam, ông Lại Văn Hiếu, GĐ Trung tâm KN Hà Nam cho hay, Hà Nam vẫn đang ưu tiên cơ cấu các giống lúa thuần chất lượng để đưa đến người nông dân SX. Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2 là các giống có độ đồng đều cao, năng suất cao hơn những giống đã lâu năm như Bắc thơm số 7, Khang dân 18 hay Q5.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất