| Hotline: 0983.970.780

Luật nào cho văn chương?

Thứ Hai 07/11/2011 , 09:15 (GMT+7)

Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 13 bất ngờ gây xôn xao dư luận vì một đề nghị khá táo bạo của đại biểu tỉnh Nghệ An – Nguyễn Minh Hồng về việc ban hành Luật Nhà văn.

Ảnh minh họa
Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 13 bất ngờ gây xôn xao dư luận vì một đề nghị khá táo bạo của đại biểu tỉnh Nghệ An – Nguyễn Minh Hồng về việc ban hành Luật Nhà văn (hoặc Luật Nhà thơ).

Do chỉ mới là ý kiến nên chẳng ai chắc chắn một tên gọi chính xác, nhưng Luật Nhà văn hoặc Luật Nhà thơ đều không khác nhau về mục đích, nghĩa là đại biểu Nguyễn Minh Hồng cảm thấy cần có ngay một bộ luật dành cho giới sáng tác văn chương. Công chúng cả nước một phen ngỡ ngàng. Nhiều người vẫn cho rằng ở đó có sự nhầm lẫn hoặc… đùa giỡn quá trớn.

Thế nhưng, trả lời báo chí, đại biểu Nguyễn Minh Hồng một lần nữa khẳng định: “Hiện nay, tất cả các lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội đều được luật hóa trong khi văn học là lĩnh vực quan trọng như vậy trong tiến trình phát triển xã hội mà lại không có luật là không phù hợp. Ý kiến của chúng tôi với tư cách là thành viên của Hội Nhà văn thì chúng tôi rất muốn đưa luật này lên, còn quyết định như thế nào thì Quốc hội còn xem xét, nghiên cứu. Luật Biểu tình thì rất cần thiết, là đòi hỏi bức xúc hiện nay. Là một đại biểu Quốc hội nếu phải lựa chọn giữa Luật Biểu tình và Luật Nhà văn thì tôi vẫn chọn Luật Nhà văn”.

Đại biểu Nguyễn Minh Hồng hai lần tự ứng cử Đại biểu Quốc hội đều trúng cử liên tiếp hai khóa gần đây. Cử tri biết đến ông phần nhiều ở vai trò một bác sĩ có bệnh viện tư nhân lớn tại thành phố Vinh, thường xuyên quảng cáo về khả năng chuyên trị hôi nách và hẹp bao qui đầu. Còn đẳng cấp văn chương của ông Nguyễn Minh Hồng quả thật hơi khó dẫn chứng ra tác phẩm nào, dù ông cũng có thẻ Hội viên Hội Nhà văn VN.

Tuy nhiên, dẫu tay nghề bác sĩ điêu luyện ra sao và kỹ nghệ văn chương cao vời ra sao, cũng không quan trọng bằng tư cách phát ngôn hiện tại của ông Nguyễn Minh Hồng là một Đại biểu Quốc hội. Bởi lẽ, cử tri bỏ phiếu cho ông không phải để ông khám bệnh hay viết lách, mà để đại diện cho tâm tư và nguyện vọng của người dân trong cơ quan lập pháp. Hơn nữa, tiếng nói của một Đại biểu Quốc hội phải vì quyền lợi của cộng đồng, chứ không phải vì quyền lợi của một nhóm người, vì vậy không thể dùng thái độ “vì tôi là nhà văn” nên “tôi ủng hộ Luật Nhà văn”.

Tạm bỏ qua sự nhầm lẫn về tư cách phát ngôn của ông Nguyễn Minh Hồng. Thử nhìn vào tờ trình dài 2,5 trang gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem lập luận về “Luật cho các hoạt động của nhà văn” mà ông Nguyễn Minh Hồng gợi ý chọn một trong ba tên gọi: Luật Phát triển văn học, Luật Nhà văn hoặc Luật Văn học.

 Để khẳng định sự cần thiết phải ra đời Luật Nhà văn, ông Nguyễn Minh Hồng viết: “Văn học là nòng cốt của văn hóa. Chúng ta đã có Luật Di sản, Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, nên rất cần có Luật Nhà văn…Thực trạng văn học đang đặt ra nhiều vấn đề: Viết về các nhân vật lịch sử như thế nào; nhiều tác phẩm viết về lịch sử gây tranh cãi vì bóp méo, xuyên tạc, biến dạng các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử; nhiều tranh chấp về bản quyền, về hồi ký, người kể, người ghi; các hiện tượng đạo văn trắng trợn; quyền sở hữu trí tuệ; quyền thừa kế; chế độ nhuận bút...”.

Còn đối tượng áp dụng, ông Nguyễn Minh Hồng viết: “Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế hoạt động trên lãnh thổ VN tạo ra sản phẩm văn học” đồng thời nhấn mạnh phạm vi điều chỉnh: “Luật này quy định đối với cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn học; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn học. Hoạt động văn học gồm: sản phẩm văn học như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca, lý luận phê bình, kịch bản, hội họa, âm nhạc… thuộc Hội Nhà văn quản lý”.

Cả cách dẫn giải và lý lẽ của ông Nguyễn Minh Hồng đưa ra thật sự gây hoang mang cho những ai trót tin rằng một nhà văn sẽ có một chuẩn mực nhất định về trình độ thẩm mỹ và trình độ nhận thức. Ơ hay “hoạt động văn học” mà lại bao gồm của “hội họa, âm nhạc” à? Lâu nay nhà văn Nguyễn Minh Hồng in sách không tuân thủ theo Luật Xuất bản à? Chuyện “đạo văn trắng trợn” và “chế độ nhuận bút” không thuộc luật về bản quyền à?

Trong cuốn kỷ yếu “Nhà văn Việt Nam hiện đại” phát hành nhân dịp Đại hội khóa 8 diễn ra tháng 8/2010, ở phần tự bạch cá nhân, chính ông Nguyễn Minh Hồng cho rằng: "Nghề văn là một nghề không phải ai muốn có cũng có được… Nhà văn có khi phải chảy cả nước mắt hoặc tức giận tưởng chừng vỡ tung trái tim mình khi cầm bút". Nếu vậy thì Luật Nhà văn để làm gì nhỉ?

Giữa bối cảnh đất nước còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết, đề xuất Luật Nhà văn giống như một sự lạc quan tếu. Hơn nữa, chẳng có cơ sở nào để chứng minh chỉ cần Luật Nhà văn ra đời thì văn học Việt Nam sẽ phát triển. Văn học vận hành theo một cơ chế đặc biệt, không hề có một công thức cơ bản nào. Thưa Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Hồng, trên thế giới hiện nay có năm đô thị được UNESCO công nhận “thành phố văn học” là Edinburgh của Scotland, Dublin của Ireland, Iowa của Mỹ, Melbourne của Úc và Reykjavik của Iceland, mà những nơi ấy đều không hề có Luật Nhà văn và cũng không hề có… Hội Nhà văn.

Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế mà còn nghĩ đến chuyện bao cấp cho văn chương là một điều kỳ quặc. Không có một định chế tài chính hay khuôn khổ pháp lý nào sản sinh ra được nhà văn. Xứ sở Nhật Bản hay Hoa Kỳ có tác giả đoạt giải Nobel Văn chương không phải vì họ có nguồn lực kinh tế khổng lồ, mà nhiều mảnh đất khốn khó vẫn có tác giả được vinh danh toàn cầu, ví dụ nhà văn Wole SoyinkaWole Soyinka của Nigieria đoạt giải Nobel năm 1986 hay nhà văn Mario Vargas Llosa của Peru đoạt giải Nobel năm 2010!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Giành vé đi tiếp?

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trong khuôn khổ VCK U23 châu Á sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/4/2024 trên sân vận động quốc tế Khalifa. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm