| Hotline: 0983.970.780

Lùm xùm đêm nhạc Khánh Ly

Thứ Hai 04/08/2014 , 08:28 (GMT+7)

Live show “Khanh Ly in Ha Noi” vừa diễn ra vào tối 2/8 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) để lại nhiều dư âm trái chiều về vấn đề tiền bản quyền các ca khúc biểu diễn.

Sự việc trở nên nghiêm trọng khi nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã phải đến tận nơi để đòi tiền bản quyền các ca khúc biểu diễn ngay trước khi buổi biểu diễn bắt đầu.

Đòi nợ tác quyền

Theo đại diện VCPMC, từ năm 2009, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ủy thác cho VCPMC việc bảo vệ quyền các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Ngay khi biết có đêm diễn của Khánh Ly (chủ yếu sử dụng các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), VCPMC đã gửi công văn cho đơn vị tổ chức là Cty TNHH Đồng Dao và Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (đơn vị đồng tổ chức) yêu cầu thực thi nghĩa vụ đối với các tác phẩm được sử dụng. Tuy nhiên, phía đơn vị tổ chức không phản hồi. 

Đến ngày 1/8, đơn vị tổ chức mới cử đại diện đến làm việc với VCPMC. Tuy nhiên, họ lại chủ động đưa ra mức giá 1,5 triệu đồng/tác phẩm/lần biểu diễn. Nhưng VCPMC yêu cầu đơn vị tổ chức phải đóng theo biểu giá đã được ban hành của Trung tâm (biểu giá này được tính dựa trên những quy định của pháp luật và các thông tư hướng dẫn về quyền tác giả, công khai trên website của VCPMC).

“Theo Nghị định 61 của Chính phủ, các đơn vị tổ chức biểu diễn phải trích khoảng 15% tới 21% doanh thu của buổi diễn để trả cho tất cả tác giả, trong đó, nhạc sĩ chiếm 10%. Nếu đúng luật, chúng tôi đặt giả định là chỉ bán được 75% số vé, phần còn lại là ghế trống hoặc vé mời và chỉ thu 5% trong số đó.
Cụ thể hơn, theo cách tính của VCPMC theo quy định hiện hành có ghi rõ trong điểm 2.2, điều II, thì đơn vị tổ chức sự kiện âm nhạc trong rạp hoặc nhà hát phải trích 5% x (75% số lượng ghế x bình quân giá vé) để trả tiền bản quyền tác phẩm của tác giả. Nếu tại các tụ điểm ca nhạc hoặc sân khấu ngoài trời thì trích 5% x (60% số lượng ghế x bình quân giá vé).
Nhiều năm qua, chúng tôi vẫn làm như vậy ở thị trường âm nhạc phía Nam. Còn với riêng khu vực phía Bắc, chúng tôi chỉ thu 5% trên 65% số vé. Chúng tôi muốn làm điều này dần để các đơn vị tổ chức làm quen với luật pháp", nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Đơn vị tổ chức không đồng ý với các yêu cầu trên và cũng không có bất cứ câu trả lời nào cho đến sát giờ biểu diễn.

Trước giờ live show Khánh Ly diễn ra vào tối 2/8, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã tới tận nơi biểu diễn để làm việc với Ban tổ chức.

Sau khi làm việc với đơn vị tổ chức, cụ thể là Cty TNHH Giải trí Đồng Dao, VCPMC đã đồng ý tạo điều kiện và chỉ yêu cầu đơn vị tổ chức trả tiền sử dụng tác phẩm là 5% trên tổng số 40% vé bán (khoảng 170 triệu đồng chưa bao gồm thuế) cho đêm nhạc này.

Giải thích về hành động của mình, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết: “Người nhà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ủy thác về vấn đề bản quyền tác phẩm cho chúng tôi nên chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ đến cùng. Khi có vi phạm xảy ra, chúng tôi buộc phải có những hành động cứng rắn”. 

Chưa hợp lý?

Theo đại diện của BTC chương trình, live show “Khanh Ly in Ha Noi” đến sát thời điểm biểu diễn chỉ bán được 30% trong tổng số vé phát hành.

BTC muốn đợi đến cuối buổi biểu diễn sẽ tổng kết lại số vé bán được, lúc đó BTC sẽ làm việc với phía VCPMC.

NSND Trần Bình, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (đơn vị đồng tổ chức live show) cho biết, trước đó phía VCPMC đòi quyền tác giả tính theo kiểu % doanh thu là rất vô lý.

Số tiền tác quyền lên đến 268 triệu đồng/20 bài hát là con số quá nhiều.

Số tiền này là chưa hợp lý bởi vé bán nhiều khi không đạt được 75%, thậm chí nhiều chương trình đơn vị tổ chức ghi vé cao nhưng thực ra là để tặng cho “sang” chứ không phải kinh doanh hoặc khi bán không được phải đem phát miễn phí. Nếu như thế, trừ tất cả các chi phí, phía BTC sẽ cầm chắc lỗ vốn.

Trước đó, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam vẫn thường trả tiền bản quyền các ca khúc của Trịnh Công Sơn trực tiếp cho đại diện của gia đình là ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh với mức 1,5 triệu đồng/bài.

Vị đại diện này cũng cho biết, phía BTC nhất trí thực hiện nghĩa vụ đóng tiền bản quyền nhưng mức tiền thu phải cân đối và hợp tình hợp lí với từng buổi biểu diễn, chứ không phải định ra giá quá cao rồi lại kỳ kèo mặc cả, bớt một thêm hai như cách làm của VCPMC hiện nay.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm