| Hotline: 0983.970.780

Lùm xùm Dự án Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo

Thứ Ba 12/06/2012 , 11:56 (GMT+7)

Đúng ra, thời điểm hiện tại, Dự án Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo (giai đoạn 2) đã khánh thành và đi vào hoạt động, trở thành mái nhà cho những chú gấu được cứu hộ. Nhưng do những khúc mắc khó hiểu giữa VQG Tam Đảo và Ban điều hành nên dự án vẫn chưa thể triển khai.

Đúng ra, thời điểm hiện tại, Dự án Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo (giai đoạn 2) đã khánh thành và đi vào hoạt động, trở thành mái nhà cho những chú gấu được cứu hộ. Nhưng do những khúc mắc khó hiểu giữa VQG Tam Đảo và Ban điều hành nên dự án vẫn chưa thể triển khai.

SỰ VIỆC KHÓ HIỂU

Dự án xây dựng Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo (giai đoạn 2) được Bộ NN-PTNT phê duyệt theo Quyết định số 1269/QĐ-BNN-HTQT ngày 4/5/2009 và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo Quyết định số 2144/TTg ngày 5/12/2008. Dự án được Tổ chức động vật châu Á (AAF) tài trợ, triển khai trong giai đoạn từ 2009 - 2014, tổng ngân sách gần 3,4 triệu USD. Đến thời điểm hiện tại, AAF đã bỏ ra hơn 2 triệu USD để xây dựng trung tâm với cam kết tài trợ toàn bộ về tài chính cũng như duy trì hoạt động, sau khi kết thúc dự án sẽ trao trả lại phía Việt Nam điều hành, quản lý.

Theo Quyết định số 1555/QĐ-KL-CTVN ngày 4/11/2009 của Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT), ông Đỗ Đình Tiến - Giám đốc VQG Tam Đảo và ông Tuấn Bendixsen - Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam là đồng Giám đốc Ban quản lý Dự án. Địa điểm được phê duyệt xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu có diện tích 12 ha, thuộc thung lũng Chắt Dậu, nằm trong VQG Tam Đảo. Khi hoàn thành, nơi đây sẽ là mái nhà cho khoảng 200 chú gấu được cứu hộ từ khắp nơi trên Việt Nam.


Những con gấu tại Trung tâm cứu hộ Tam Đảo

Sau khi được phê duyệt và giải phóng mặt bằng, cuối năm 2010, Dự án tiến hành xây dựng hoàn thiện khu nhà gấu đôi số 1 với hai khu bán hoang dã, khu nhà gấu con và khu xử lý chất thải số 2. Còn khu nhà gấu đôi thứ 2 vẫn đang xây dang dở, mới hoàn thiện được khu bán hoang dã bên phải. Khu bán hoang dã còn lại đang bị tạm dừng do sự khúc mắc giữa hai bên.

Trao đổi với chúng tôi, ông Tuấn Bendixsen cho biết, việc xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo vẫn diễn ra bình thường, không xảy ra vướng mắc nào, cho đến ngày 29/9/2011, khi đơn vị thi công bắt đầu đào móng xây hàng rào của khu bán hoang dã bên trái nhà gấu đôi thứ 2, thì ông Đỗ Đình Tiến - Giám đốc VQG Tam Đảo đi kiểm tra và bắt phải dừng thi công. Theo Công văn số 127/VTĐ do ông Tiến ký, lý do dừng Dự án do việc xây dựng hàng rào khu bán hoang dã số 2 không đúng với quy hoạch và sự thoả thuận thống nhất giữa VQG Tam Đảo và Trung tâm cứu hộ gấu. Từ đó đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai.

Ông Tuấn Bendixsen bức xúc cho rằng, bản thân ông Tiến cũng là đồng Giám đốc Ban quản lý Dự án, nếu thiếu thủ tục giấy tờ nào chính ông Tiến có phần trách nhiệm trong đó. Mặt khác, tại sao ông Tiến không dừng Dự án ngay từ đầu mà đợi đến khi thi công giữa chừng mới bắt dừng lại với những lý do hết sức chung chung. Từ đó, ông Tuấn Bendixsen nghi ngờ hành động của ông Tiến có khuất tất phía sau? Và theo một số nguồn tin ông Tuấn Bendixsen mới biết, 6 ha đất còn lại tại thung lũng Chắt Dậu có một công ty xin thuê làm khu du lịch, bản thân ông Tiến có người nhà là cổ đông trong công ty đó nên mới xảy ra sự việc khó hiểu như trên.

THỦ TỤC HAY LÒNG TIN?

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi có buổi làm việc với ông Đỗ Đình Tiến - Giám đốc VQG Tam Đảo, đồng Giám đốc Ban quản lý Dự án. Ông Tiến cho biết, việc ông ra công văn yêu cầu ngừng tiến hành xây dựng khu tường rào nhà gấu đôi số 2 vì dự án thiếu bản quy hoạch đánh giá tác động môi trường, khiến người dân khiếu kiện chứ không có mục đích cá nhân nào ở đó cả. Ông Tiến tâm sự, bản thân ông mang tiếng đồng Giám đốc Ban quản lý nhưng gần như ông không được can dự vào bất cứ công việc nào của Dự án. Mọi việc từ lập quy hoạch, xây dựng, thiết kế đều do phía AAF thuê chuyên gia triển khai từ đầu đến cuối.


Bản quy hoạch Khu chuồng đôi số 2, 3, 4 hiện đang dở dang vì bị dừng lại

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tạm thời không nói ai đúng ai sai. Song, hoàn thành Dự án Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo nên là ưu tiên đặt lên hàng đầu, bởi hiện dự án đã chậm lại 1 năm, hơn 100 con gấu đã cứu hộ về Trung tâm cũng đang rất cần chỗ ở. Mặt khác, Trung tâm cần lo sẵn tổ ấm cho 100 con gấu khác sẽ về trong nay mai. Thiết nghĩ, Giám đốc VQG Tam Đảo và đại diện AAF tại Việt Nam nên bỏ qua những hiểu lầm không đáng có, bắt tay nhau sớm hoàn thành dự án đầy tính nhân văn này.

Đến khi ông đi khảo sát mới phát hiện Dự án thiếu một số thủ tục, giấy tờ quan trọng nên yêu cầu dừng lại để làm rõ. “Nếu Dự án hoàn thành đầy đủ các thủ tục tôi sẽ cho triển khai tiếp chứ bản thân tôi không có ý gây khó dễ cho phía AAF. Còn việc người ta nói cty này cty nọ xin vào thuê đất thuộc Trung tâm cứu hộ gấu, chuyện nó là thế này.

Cuối năm 2011, Cty CP Trường Giang Tam Đảo có gửi công văn tới VQG Tam Đảo xin thuê đất làm khu du lịch tại thác nước phía trên Trung tâm cứu hộ gấu. Nhưng hiện nay họ mới chỉ khảo sát thôi chứ mọi chuyện chưa có gì là chính thức bằng văn bản giấy tờ cả. Mặt khác, việc thành lập cty hay đóng cổ phần theo tôi nó rất bình thường vì chẳng có gì vi phạm pháp luật. Chuyện đơn giản vậy thôi chứ có gì đâu mà họ gửi đơn kiện lung tung khắp nơi”. Ông Tiến giải thích.

Được biết, để giải quyết dứt điểm vướng mắc này, vừa qua Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã ra Công văn số 495/TCLN-KL yêu cầu Giám đốc VQG Tam Đảo Đỗ Đình Tiến phối hợp với AAF khẩn trương hoàn thiện các hạng mục còn dở dang và lập bản kế hoạch chi tiết Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo, báo cáo Tổng cục trước ngày 20/5. Tuy nhiên, theo ông Tuấn Bendixsen thì bản kế hoạch đó đến thời điểm hiện tại chưa thể triển khai. Ông Tuấn Bendixsen thừa nhận, sau khi Dự án gặp trục trặc, bản thân ông và ông Tiến gần như rất khó ngồi lại với nhau. Mặt khác, mới đây ông Tiến còn gửi đơn xin rút khỏi Ban Quản lý Dự án với lí do sức khỏe, khiến sự việc trở nên rối rắm, khó giải quyết hơn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm