| Hotline: 0983.970.780

Lúng túng đào tạo nghề

Thứ Tư 29/02/2012 , 12:09 (GMT+7)

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Yên Bái tưởng như mở ra cơ hội mới cho người dân, góp phần cải thiện đời sống, nhưng đa số hộ không mấy mặn mà.

Cần có thời gian để đào tạo thợ lành nghề

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Yên Bái tưởng như mở ra cơ hội mới cho người dân, góp phần cải thiện đời sống, nhưng đa số hộ không mấy mặn mà.

Trong căn nhà ngói của gia đình anh Lê Văn Mạnh (xã Tuy Lộc, TP Yên Bái) chỉ còn 2 cháu bé đang chơi với nhau. Bố mẹ chúng, người thì đi bán rau, người đi phụ hồ. Đây là một trong những gia đình được vận động học nghề nhưng họ vẫn chưa chịu học.

Tìm gặp anh Mạnh trong một ngôi nhà tầng đang xây dở, anh cho biết: “Cán bộ đến vận động chúng tôi đăng ký theo học nghề may và nghề thợ xây, nhưng thú thật, mặc dù biết rằng sau 3 tháng học nghề, chúng tôi sẽ có được kiến thức, nâng cao tay nghề nhưng với mức hỗ trợ ít ỏi, không đủ chi phí cho một người ăn hàng ngày, chưa nói đến các con nên tôi cũng nản”.

Theo anh, mỗi ngày làm công vợ chồng cũng được đôi trăm nghìn, bốn miệng ăn ráo mồ hôi là hết tiền. Nên dù có muốn đi học kiếm nghề thì cũng phải lo kiếm ăn trước đã. Hơn nữa, trong đội thợ xây của anh chẳng ai học trường lớp, cứ người sau học kinh nghiệm của người trước, vừa học vừa làm.

Đây cũng chính là lý do xã mới triển khai được vài lớp may dân dụng với vài chục học viên chính thức. Mặc dù, nghề may rất phù hợp với con em nông dân khi các cháu không thi đỗ các trường đại học, cao đẳng. Tận dụng nguồn nhân lực đó, xã mới vận động được học viên. Ngoài ra, có một số lớp học chuyển giao KHKT nuôi, trồng ngắn ngày từ 1- 3 tháng, thời gian học cũng không nhiều, 1 tuần 3 buổi nhưng vẫn phải phối kết hợp với hội nông dân hoặc phụ nữ.

Ngoài lớp học may, xã còn phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề TP Yên Bái và cơ sở sửa chữa xe máy Đức Kiên mở thêm lớp sửa chữa xe máy. Còn lại, nhiều lớp dự kiến đăng ký nhưng chưa triển khai được. Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc cho biết: “Theo chính sách của đề án 1956, lao động nông thôn học nghề dưới 3 tháng có mức hỗ trợ tối đa là 2 triệu đồng/người/khóa học. Thực tế, khi triển khai xuống các thôn, người dân cứ hiểu là họ sẽ được 700.000 đ/tháng. Chính vì vậy, chúng tôi đang đề nghị với Phòng LĐ-TB&XH có văn bản xuống các thôn cụ thể xem 2 triệu đồng này chi phí về giáo viên giảng dạy, cơ sở vật chất học, còn bao nhiêu là để người theo học được hưởng”

"Trước thực tế nghề truyền thống của các địa phương không nhiều, nghề làm bún, đậu phụ thì SX manh mún nhỏ lẻ, TP có kế hoạch tổ chức lớp dạy nghề mây tre đan, dệt thổ cẩm. Nhưng qua tuyên truyền vận động, người dân rất lo là học nghề xong, đầu ra của sản phẩm thế nào, liệu có phát triển được không?", bà Nguyệt nói.

Bà Nguyệt cho biết, đề án đào tạo nghề được triển khai là một hướng đi đúng giúp con em nông dân được học tập tại địa phương, vừa thuận tiện đi lại, tiết kiệm chi phí và loại hình đào tạo sát với điều kiện địa phương.

“Chúng tôi cũng đã có biện pháp triển khai xuống các thôn tập trung lực lượng của toàn đội thợ xây để trang bị kiến thức kỹ thuật, nâng cao trình độ thành lập đội chuyên nghề này. Tuy nhiên khi vận động người dân không ủng hộ, mặc dù nghề này học cũng chỉ 1- 3 tháng. Nếu tổ chức lớp học nghề này sẽ thu hút được lao động nếu có kinh phí cao, vừa học xong có một công trình để thực hành luôn thì cũng sẽ thực hiện được”, bà Nguyệt nói.

Theo ông Hoàng Đức Vượng, Giám đốc Sở LĐ- TB&XH Yên Bái, Phó trưởng ban thường trực BCĐ thực hiện QĐ 1956 của tỉnh: Cái khó của đào tạo nghề là khu vực nông thôn mang tính đặc thù cao. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi phải bám sát quy hoạch, chương trình khung với những tiêu chí chọn nghề phù hợp phục vụ phát triển KT- XH địa phương, DN và các cơ sở có nhu cầu sử dụng lao động. Để triển khai tốt công tác này rất cần sự chung tay của các ban ngành, đoàn thể.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.