| Hotline: 0983.970.780

"Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn

Thứ Tư 10/11/2010 , 11:10 (GMT+7)

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Nguyễn Sơn (1908-1956) là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng vào năm 1955.

* Xin cho biết sơ lược về tiểu sử của vị “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn?

Phạm Minh Quang, Cẩm Thủy, Thanh Hóa

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Nguyễn Sơn (1908-1956) là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng vào năm 1955 nên còn được gọi là Lưỡng quốc tướng quân (Tướng quân hai nước).

 Đa số các tư liệu đều ghi ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1908 và mất ngày 21 tháng 10 năm 1956. Ngày 21 tháng 10 năm 2006, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của ông. Tại lễ này, ngày sinh của ông được ghi là 1 tháng 10 năm 1908.

Ông có tên gốc là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là con cụ Vũ Trường Xương, một nhà đại tư sản ở Hà Nội. Khi mới lên 5 tuổi ông đã bắt đầu học tiếng Pháp tại một trường Dòng ở Hà Nội. Mười bốn tuổi ông thi đậu vào Trường Sư phạm Hà Nội.

Tính tình nghịch ngợm, cùng với tinh thần chống Pháp được gia đình truyền thụ, ông thường tổ chức học sinh trường Sư phạm và trường Bảo Hộ sang đánh nhau với học sinh con Tây tại các trường khác. Đầu năm 1926, ông được cử đi học Trường sĩ quan Hoàng Phố cùng với Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng.

 Trong thời gian học, ông gia nhập Quốc dân đảng Trung Quốc. Tháng 4 năm 1927, Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo làm chính biến, đàn áp Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông rời bỏ hàng ngũ Quốc dân đảng và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 8 năm 1927. Tháng 12 năm 1927, ông tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, gia nhập Đoàn giáo đạo 4, Phương diện quân số 2 do Diệp Kiếm Anh chỉ huy.

Sau ba ngày chiến đấu, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị lộ là đảng viên cộng sản. Để tránh khủng bố trắng, ông phải rời Quảng Châu sang Thái Lan và tổ chức Việt kiều tham gia cách mạng. Năm 1928 ông trở lại Trung Quốc, tham gia hồng quân. Năm 1929, ông giữ chức vụ chính trị viên đại đội trong Trung đoàn 47, chỉ huy đại đội đánh nhiều trận ở Đông Giang.

 Trong thời gian này ông đổi tên mới là Hồng Thủy (nước lũ). Ông là sĩ quan người nước ngoài duy nhất của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, từng làm Chính ủy trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34 thuộc Quân đoàn 12 công nông Trung Quốc.

 Do có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trình độ lý luận, ông được điều động đến giảng dạy tại Trường Quân sự chính trị Trung ương của hồng quân mới được thành lập ở Thụy Kim. Cuối năm 1932 ông còn tham gia thành lập đoàn kịch đầu tiên của hồng quân công nông và làm Đoàn trưởng.

Tháng 1 năm 1934, tại đại hội đại biểu toàn quốc nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa lần thứ hai, Hồng Thủy được bầu là Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa với tư cách là đại biểu "dân tộc ít người", Ủy viên Chính phủ dân chủ công nông ở Khu Xô viết Trung ương. Do đường lối tả khuynh thắng thế trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời kỳ 1933-1938 ông đã từng ba lần bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi lại được phục hồi đảng tịch...

Tháng 11 năm 1945, ông trở về nước hoạt động theo đề nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy tên mới là Nguyễn Sơn và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền. Ông từng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Việt Nam (từ tháng 12 năm 1945 đến khi giải thể vào tháng 12 năm 1946), Tư lệnh kiêm Chính ủy hai Liên khu 4 và 5, Hiệu trưởng Trường Lục quân trung học Quảng Ngãi (1946), Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu (1947), Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4 (1948-19490.

Năm 1947, ông được tin bà Trần Kiếm Qua và hai con trai của ông chết do bị máy bay Quốc Dân Đảng oanh tạc khi sơ tán khỏi Diên An. Ông cưới bà Huỳnh Thị Đổi. Hai người sinh được cô con gái Nguyễn Mai Lâm, do nhiều nguyên nhân hai người đã chia tay.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất