| Hotline: 0983.970.780

Lưu huỳnh, quen nhưng vẫn lạ

Thứ Sáu 21/03/2014 , 11:40 (GMT+7)

Quen vì lưu huỳnh (S) thường được nghe nói và đã được liệt vào nhóm các chất trung lượng. Nhưng lạ vì gần đây các nhà khoa học nói nhiều về chất này là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.

Vì vậy, nhiều nông dân muốn biết, vai trò của lưu huỳnh trong cây như thế nào, bón thừa hay thiếu chất lưu huỳnh có tác hại gì không, tác hại ra sao? Bón bao nhiêu lưu huỳnh cho lúa, rau màu và cây công nghiệp là đủ. Cây cà phê ở Tây Nguyên có cần bón lưu huỳnh nữa không? Đất lúa ở ĐBSCL cần bón bao nhiêu lưu huỳnh để có năng suất cao...?

12-26-09_16-16-8-6steỞ Tây Nguyên nên dùng loại phân có S thấp như Đầu trâu NPK 16-16-8+6S

Vai trò của S trong cây

S là một trong 3 chất, từ lâu được liệt vào nhóm chất trung lượng. Trung lượng có nghĩa là số lượng cây cần hút vào ít hơn nhóm đa lượng. Nhưng tầm quan trọng của một chất dinh dưỡng không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng cây hút nhiều hay ít. Ngày nay, giới khoa học đã coi S là chất dinh dưỡng thiết yếu thứ 4 trong nhóm N,P,K và S.

Vì vậy, trên bao phân NPK thường thấy được ghi NPK+S. Vậy vai trò của S trong đời sống cây trồng là gì? Từ thế kỷ XIX, các nhà dinh dưỡng khoáng đã cho biết S khi được hút vào cây tham gia trực tiếp vào cấu tạo thành phần của các amino axit quan trọng như systein, methionin. Các amino axit được coi như các viên gạch, protit được xây lên từ những viên gạch đó.

Vì vậy, nếu chỉ thiếu 1 loại aminoaxit thì chất protit cũng khó được tạo nên. S cũng là thành phần của coenzyme-A, một loại men quan trọng trong cây, tham gia vào thành phần của vitamin B-1, vitamin-H và S-lipid và tạo nên chất glucosinodates, thiocyanates - là những chất hữu cơ quan trọng.

S cũng là một thành phần tạo nên mùi vị của sản phẩm nông nghiệp. Nhưng tỷ lệ giữa chất N và S trong cây thường thường nằm trong phạm vi: 8-12:1, nghĩa là chất đạm chiếm 8-12 phần, thì S chỉ chiếm có 1 phần.

Triệu chứng thiếu và thừa S trong cây

Đất thiếu S sẽ ảnh hưởng tới cây, trước hết là các bộ phận non của cây như mầm, rễ và lá non. Triệu chứng điển hình là mầm và lá non sinh trưởng chậm, nhỏ lại, lá mất màu diệp lục, sau đó trở thành bạc trắng rồi chết. Trong đất nếu hàm lượng S dễ tiêu nằm dưới ngưỡng 10 - 16 ppm (hay 10 - 16 mg/100 gr đất) thì biểu hiện rõ triệu chứng thiếu S. Trong đất, hàm lượng S tổng số thường khá cao, nhưng hàm lượng S dễ tiêu lại ít.

Mối quan hệ giữa S tổng số và S dễ tiêu cho thấy, S dễ tiêu trong các loại đất dao động từ 1 - 13% so với S tổng số. Như vậy, đất nào thì thừa và đất nào lại hay bị thiếu S? Ở điều kiện nhiệt đới như nước ta, do mưa bão nhiều, cường độ phong hóa mạnh thì các loại đất dốc, đất dùng trồng cây trên cạn, các loại đất xám, đất bạc màu sẽ dễ thiếu S. Còn các loại đất ngập nước, đất vùng thung lũng quanh núi, hay đất phèn, mặn thường có đủ hay dư thừa S tổng số, đặc biệt là các loại đất phèn.

Thiếu S, một mặt do bị rửa trôi, mặt khác do ít hoặc không được bón phân hữu cơ gây ra. Thừa S sẽ làm môi trường đất bị chua, sản sinh nhiều chất độc trong đất, gây độc cho cây và môi trường sống của các sinh vật khác, nên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây.

Đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thiếu S, chỉ cần bón bổ sung cho cây từ 10 - 20 kg S/ha là đã cải thiện được năng suất cho cây. Với lúa, có trường hợp bón thêm S chỉ làm tăng sản lượng rơm rạ mà không làm tăng năng suất. Nhưng khi luân canh với các cây họ đậu, mè, cải dầu thì hiệu lực tồn dư của S mang lại khá rõ.

Nguồn S lấy từ đâu? Đất nào cũng chứa S nhưng hàm lượng S phụ thuộc chặt chẽ vào lịch sử hình thành, địa hình và tập quán canh tác cũng như số lượng phân chứa S do ta bón… Nếu bón các loại phân hữu cơ có thể bù lại ít ra là 1/3 lượng S do cây sử dụng. Nếu lượng nước mưa hàng năm khoảng 2.000 mm, có thể cung cấp từ 13 - 28 kg S/ha.

Ngoài ra, nguồn S phần lớn bù lại cho đất là lấy từ các loại phân chứa S. Ví dụ: Phân lân super có chứa trung bình 12%S; phân sulfate Ammonium (SA) chứa 24%S; thạch cao (gypsum) chứa 18%S; nguyên tố S chứa 97%S; loại phân ure-S (chứa S) có 14/20% S; bentonite chứa 90%S; phân NPK+19S có chứa 19% S; K2S04 chứa 16 - 22% S04 (18%S); pyrit 40%S; quặng photphat 7 - 16%S.

Thực trạng S trong đất VN: Trước năm 1996, tình trạng thiếu S biểu hiện khá rõ ở Tây Nguyên, đặc biệt cây cà phê bị bạc lá, năng suất thấp. Sau đó các loại phân khoáng có chứa S hàm lượng cao đã được áp dụng ngày càng nhiều, nên chỉ sau khoảng 10 năm, hiện tượng thiếu S không còn.

Ngày nay, tình trạng dư thừa S đã biểu hiện rõ. Ví dụ, trước 1996, hàm lượng S dễ tiêu dao động từ 15 - 30 ppm thì nay trong số 114 mẫu phân tích có 17,6% đạt trị số 30 ppm, 23,5% đạt 32 - 100 ppm, còn 59% số mẫu đạt trị số trên 100 ppm. Trong đó có mẫu đạt 255 ppm, biểu hiện đất trở nên chua. Lý do chính là số lượng phân có gốc S cao đã được bón quá nhiều. Các vùng đất khác không thấy có hiện tượng thiếu S.

Giải pháp

Các vùng đất trồng lúa ngập nước quanh năm, không thiếu S, do hàng năm mỗi vụ lúa đạt khoảng 5 tấn cây chỉ lấy đi khỏang 5 - 7 kg S. Vì vậy các vùng này chỉ cần chừa lại gốc rạ và bón thêm lượng phân có chứa S thấp như Đầu trâu NPK16-16-8+6S, hoặc phân có gốc S khác, nhưng tổng lượng S đưa vào đất không quá 10 - 15 kgS/ha. Các vùng đất phèn nặng không nên bón phân có nhiều S.

Các vùng trồng hoa màu lương thực, sử dụng S trong phân lân super, SA liều lượng vừa phải hoặc chỉ cần dùng phân Đầu trâu NPK 16-16-8+6S. Tổng lượng S bón thêm không quá 20 kg/ha.

Vùng trồng cà phê Tây Nguyên nên giảm thiểu lượng phân chứa gốc S cao và nên sử dụng loại phân có S thấp như Đầu trâu NPK 16-16-8+6S. Tính toán để mỗi năm chỉ bón thêm cho đất khoảng 15 - 20 kg S là vừa. Bón quá nhiều S tích lũy ngày càng nhiều, đất sẽ trở nên chua, sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác, ảnh hưởng đến năng suất và môi trường sinh thái.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm