| Hotline: 0983.970.780

Lưu ý khi ăn thịt cóc

Thứ Ba 17/09/2013 , 10:31 (GMT+7)

Thịt cóc ăn vào có nhiều độc hơn hay lợi hơn, còn thịt ếch, nhái thì sao, có độc gì không?

 * Thịt cóc ăn vào có nhiều độc hơn hay lợi hơn, còn thịt ếch, nhái thì sao, có độc gì không?

Lê Văn Nghĩa, Đông Sơn, Thanh Hóa

Thịt cóc không độc. Chất độc ở cóc chỉ có ở nhựa cóc và nội tạng (gan, trứng). Thịt cóc không có độc tố và có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong thịt cóc có 53,3% protein, 12,6%  lipid, rất ít hydrat carbon.

Ngoài ra, hàm lượng kẽm và mangan cũng rất cao, cao hơn thịt ếch, thịt gà, thịt bò và thịt lợn. Nhựa cóc còn gọi là thiềm tô là nhựa tiết ở tuyến sau mang tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da của cóc. Chất độc trong tuyến mang tai có lượng độc tố rất cao.

Trong gan và buồng trứng cóc cũng có lượng độc tố  rất cao. Trong nhựa cóc có chất phá huyết và các chất độc như: Bufogin, Bufotalin, Bufotoxin, Bufotanin, Bufotenidin, Bufotionin... Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cóc là do thiếu hiểu biết về tác hại của cóc nên ăn cả gan và trứng cóc.

Không biết cách chế biến để loại bỏ hết da, nội tạng cóc, làm cho độc tố lẫn vào cơ cóc nên ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố gây ngộ độc. Ếch nhái không có chứa loại độc tố này. 

* Xin cho biết về các hóa chất hay thuốc BVTV đã được dùng để bảo quản các loại rau, củ, quả như thế nào? Và nó gây hại gì cho sức khỏe con người?

Trần Hồng Mai, Thanh Bình, Đồng Tháp

Vấn đề quan trọng hiện nay là việc không nên sử dụng thưốc trừ sâu hóa học cho rau, củ quả bởi vì không có cách gì loại thuốc trừ sâu ra khỏi rau, củ, quả như nhiều người nhầm tưởng với dung dịch ozone. Đây chỉ là một chất oxy hóa, có tác dụng như thuốc tím để diệt các vi khuẩn và nấm không có bào tử mà thôi. 

Với quả thì sợ nhất là loại phun thẳng vào quả (ổi, dưa lê, đậu đũa...) để tránh loại ruồi đục quả. Hiện nay nhiều vườn ổi đã dùng bả thu hút ruồi đục quả thay thế cho việc phun thuốc trừ sâu vào quả.

Chính vì vậy cần mở rộng việc trồng rau, củ với nhãn hiệu "Rau-củ bảo đảm" (trồng trong các nhà lưới -không có bướm thì không có sâu, tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu sinh học hoàn toàn vô hại, tưới bằng nước giếng khoan, bón lót bằng phân chuổng ủ hoai, tuyệt đối không bón thúc bằng phân đạm hóa học).

Có những loại quả có bọc giấy tẩm thuốc chống nấm cho phép (như nhóm benzoat hay sorbat) thì chỉ cần bỏ giấy đi rửa sạch trước khi ăn thì không sao. 

Không có kinh nghiệm nào có thể bày cho bà con được. Điều quan trọng là chúng ta nên tăng cường trồng và sử dụng hoa quả vốn rất phong phú của nước ta, một nước nhiệt đới dư thừa hoa quả và có tiềm năng xuất khẩu. Với các loại hoa quả ôn đới muốn nhập cần thông qua các hợp đồng với các công ty lớn của nước ngoài, với sự bảo đảm an toàn thực phẩm...

Nhiều người cho biết ăn táo, lê cả vỏ là có lợi nhưng khi chưa biết chắc có an toàn hay không thì tốt hơn vẫn là nên gọt vỏ trước khi ăn. Việc bảo quản hoa quả bằng hóa chất ngoài danh mục cho phép đều bị cấm, chỉ nên dùng hệ thống bảo quản lạnh là tốt nhất.

Theo Tổ chức FAO của Liên hiệp quốc thì các công đoạn trong nhà đóng gói bao gồm: Tiếp nhận rau quả tươi từ vườn chuyển về, loại bỏ tạp chất, gốc rễ, lá vàng, phần hư hỏng; rửa sạch bằng nước sạch và xử lý bằng dung dịch chlorine 100-150ppm; làm ráo/chải khô; phủ sáp bóng (chỉ cho một số trái cây); phân loại theo chất lượng (từ đây loại rau quả không phù hợp tiêu thụ tươi sẽ chuyển tới bộ phận chế biến); phân loại theo kích thước (thông thường loại có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ để bán cho thị trường địa phương); và đóng gói theo yêu cầu thị trường để vận chuyển đi thị trường xa.

Đối với những nơi chưa có điều kiện bảo quản lạnh có thể áp dụng làm mát rau quả bằng phương pháp bay hơi đơn giản (làm mát bằng chân không cũng là một dạng của phương pháp bay hơi nhưng yêu cầu kỹ thuật và vốn đầu tư cao).

Theo phương pháp này, nước bốc hơi từ bề mặt sẽ làm giảm nhiệt độ rau quả. Nhưng để hạn chế mất nước, cần tạo được môi trường có ẩm độ cao hơn 90%. Trong kho rau quả, nước bốc hơi thu nhiệt của môi trường và rau quả làm giảm nhiệt độ. Nguyên lý này còn được gọi là phương pháp làm mát tường ướt đã được áp dụng ở Úc, Philippines, Indonesia...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.