| Hotline: 0983.970.780

Luyện thi cấp tốc vào mùa

Thứ Hai 11/06/2012 , 10:12 (GMT+7)

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi THPT, các sĩ tử tại nhiều tỉnh thành đã khăn gói lên TP HCM luyện thi cấp tốc để ôm mộng bước vào giảng đường đại học.

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi THPT, các sĩ tử tại nhiều tỉnh thành đã khăn gói lên TP HCM luyện thi cấp tốc để ôm mộng bước vào giảng đường đại học. Tuy nhiên, tình trạng “sốt” chỗ luyện thi năm nay đã không xảy ra…

Theo ghi nhận của NNVN tại những trung tâm luyện thi nổi tiếng nhất Sài thành là ĐH Bách khoa và ĐH Sư phạm TP HCM, tình trạng thí sinh chen lấn, xô đẩy nhau để giành suất luyện thi cấp tốc tại các lớp có “thầy luyện” tên tuổi đã không còn xảy ra như những năm trước.

Sáng 9/6, tại khu vực đăng ký luyện thi trường ĐH Sư phạm TP HCM (cơ sở 2, đường Lê Văn Sỹ, Q.3) chưa đầy chục thí sinh đang tìm hiểu thông tin lớp học và các thủ tục đăng ký. Khi được hỏi, em Trần Thị Hạnh quê huyện Gò Công Tây, Tiền Giang cho biết, sau khi tìm hiểu em dự tính đăng ký vào luyện thi khóa cấp tốc gồm 30 tiết (Toán 12 tiết, Lý 9 tiết, Hóa 9 tiết) với học phí 1.450.000 đồng.


Ngày 9/6, trung tâm luyện thi ĐH của trường Nguyễn Thượng Hiền, TP HCM không còn đông đúc như năm trước

Đứng gần bên, một thí sinh nam tên Đức sau khi trao đổi với người phụ trách ghi đăng ký quay lại nói với người nhà: “Cô đây bảo nếu con đăng ký học thêm môn Sinh thì sẽ thi được cả 2 khối A và B luôn. Học phí thêm cho môn Sinh là 450.000 đồng nữa”. Sau vài phút trao đổi, Đức và người nhà quyết định chạy đến trung tâm luyện thi của trường ĐH Khoa học Tự nhiên (đường Nguyễn Văn Cừ, Q.5) để tìm hiểu thêm trước khi đăng ký.

Còn tại khu vực đăng ký của trường ĐH Bách Khoa, số thí sinh có vẻ đông đúc hơn vì đây là trường có nhiều ngành “hot” và có lượng hồ sơ dự thi đông đảo nhất. Tuy nhiên, tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau đã không xảy ra. Nhân viên phụ trách ghi danh ở đây cho biết, trong số 6 lớp luyện thi khối A (Toán, Lý, Hóa) thì hiện có 3 lớp không nhận đăng ký nữa vì đã hết chỗ. Các lớp còn lại tiếp tục nhận đăng ký với học phí 1.200.000 đồng học 3 môn trong 3,5 tuần. Thí sinh đến học phải mang theo hình 3x4 để làm thẻ học viên vào lớp. Cô này cũng cho biết, ai đăng ký rồi sẽ không giải quyết đổi lớp hay rút học phí nên các em phải lựa chọn kỹ trước khi quyết định.

Khác với các trung tâm luyện thi có tiếng, tại một số điểm luyện thi khác lại rất vắng vẻ. Tại trung tâm luyện thi của trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình), nếu như các năm trước cũng rầm rộ thí sinh các tỉnh lên luyện thi thì năm nay đã khác hẳn. Trưa ngày 9/6, trong khoảng nửa tiếng quan sát, PV chỉ thấy chưa đầy chục em vào tìm hiểu, hỏi thủ tục rồi lại đi ra. Đặc biệt, tại Trường THPT Hồng Đức (Q. Tân Phú) năm nay đã không thấy tổ chức luyện thi đại học như những năm trước.

Ngoài các điểm luyện thi thì dịch vụ nhà trọ cho thí sinh và người nhà cũng đang “nóng” lên. Tại các ngã tư lớn gần các trường ĐH lớn luôn túc trực đội ngũ phát tờ rơi. Các bờ tường công cộng, bến xe, trạm xe buýt, cột điện cũng được đội ngũ dịch vụ nhà trọ lợi dụng dán nhan nhản khắp nơi. Bình thường giá nhà trọ “siêu chật chội và nóng bức” này chỉ 300.000 - 400.000 đồng/người/tháng (trung bình 3 - 4 người ở chung), thì nay cũng được đẩy giá lên gấp đôi từ 700.000 - 800.000 đồng/người/tháng.

TRÊN 8.500 CHỖ TRỌ MIỄN PHÍ CHO THÍ SINH

Theo Trung tâm hỗ trợ sinh viên TP HCM, mùa thi năm nay trung tâm đã đã vận động được hơn 40.000 chỗ trọ, trong đó có hơn 8.500 chỗ trọ miễn phí, 60.000 suất cơm, 30.000 bản đồ xe buýt, 350.000 bản đồ TP để tặng thí sinh và phụ huynh.

Năm nay cũng sẽ có gần 3.000 sinh viên từ các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP đăng ký tham gia tiếp sức ở 14 đội hình túc trực tại bến xe Miền Đông, bến xe Chợ Lớn, bến xe Miền Tây, bến xe An Sương, ga Sài Gòn, trạm xe buýt, xe chở thí sinh - hỗ trợ giao thông, quản lý nhà, tư vấn tuyển sinh, ngã tư Thủ Đức, ngã ba Đại Cương, ngã ba 621, trước các điểm thi và đội hình hậu cần sẽ đồng hành với các thí sinh trong suốt mùa thi.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm