| Hotline: 0983.970.780

LVN102 trình diễn tại Phú Thọ

Thứ Sáu 20/12/2013 , 08:31 (GMT+7)

Diện tích trồng ngô hằng năm của Phú Thọ khoảng 20.000 ha, trong đó ngô vụ đông 12.000 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Thanh Sơn…

Diện tích trồng ngô hằng năm của Phú Thọ khoảng 20.000 ha, trong đó ngô vụ đông 12.000 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Thanh Sơn… 

Với mục đích thêm một lựa chọn về giống cho bà con, vụ đông 2013, Cty TNHH MTV Tư vấn & Đầu tư phát triển ngô phối hợp với UBND xã Vĩnh Phú (Phù Ninh) xây dựng mô hình trình diễn giống ngô lai LVN102, diện tích 0,5 ha. 

Mục tiêu của mô hình nhằm đánh giá tiềm năng năng suất, tính thích nghi của giống LVN102 với điều kiện sinh thái trên vùng đất của địa phương, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh LVN102 giúp nông dân trong vùng trao đổi kinh nghiệm làm cơ sở cho việc áp dụng rộng rãi vào SX và nhân rộng. Đối chứng của mô hình là một giống ngô ngoại từng một thời làm mưa, làm gió tại nhiều địa phương với năng suất khá cao, độ khoe bắp mãn nhãn, được bà con ưa thích.

Vụ đông 2013 thời tiết đầu vụ mưa kéo dài gây khó cho quá trình làm đất, gieo hạt…làm ảnh hưởng đến tiềm năng, năng suất của giống. Theo quy trình kỹ thuật của Cty Tư vấn & Đầu tư phát triển ngô thì lượng phân bón cho mô hình yêu cầu: Phân chuồng hoặc phân vi sinh 2,5 - 3,0 tấn/ha, phân lân 400 - 500 kg/ha, phân đạm 300 - 350 kg urê/ha, phân kali 120 - 160 kg/ha. 

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân.  Bón thúc đợt 1 lúc cây ngô 3 - 5 lá thật: 1/3 đạm + 1/2 kali. Bón thúc đợt 2 lúc cây ngô 7 - 9 lá thật: 1/3 đạm + 1/2 kali. Bón thúc đợt 3 lúc cây ngô xoáy nõn chuẩn bị trỗ cờ bón nốt lượng phân còn lại. Tuy nhiên phần đa bà con không thực hiện được đúng như khuyến cáo của quy trình từ mật độ đến chăm sóc qua các giai đoạn mà chỉ làm theo tập quán SX cũ.

Giống ngô lai LVN102 có thời gian sinh trưởng trung bình sớm, khả năng sinh trưởng, phát triển nổi trội như cây sinh trưởng phát triển khỏe, bộ lá xanh kéo dài đến khi thu hoạch, đường kính bắp to với năng suất lý thuyết có thể đạt 11 tấn/ha. Đây cũng là giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hạt bán đá, màu vàng cam đẹp, lá bi bao kín bắp, là giống có năng suất cao, được các hộ nông dân tham gia mô hình ưa chuộng. 

Qua theo dõi cho thấy giống ngô lai LVN102 có thời gian sinh trưởng 102 ngày, ngắn hơn giống NK4300 khoảng 8 ngày. Bản lá rộng, màu xanh vàng, khả năng quang hợp tốt. Bông cờ có số nhánh trên bông nhiều, bông to đảm bảo quá trình thụ phấn được tốt.

Đặc biệt trong giai đoạn cây trỗ cờ phun râu dù gặp điều kiện thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí dưới 55% nhưng LVN102 vẫn cho tỷ lệ kết hạt rất cao. Về chống chịu các điều kiện bất lợi, giống có khả năng thích ứng khá tốt, chịu được sâu bệnh hại, cứng cây, thân to, bộ rễ chân kiềng phát triển khỏe nên khả năng chống hạn, chống đổ rất tốt.

Điều quyết định sự thành công hay thất bại của làm mô hình là năng suất. Sinh trưởng tốt, chống chịu giỏi nhưng năng suất không cao cũng không thể mở rộng trong SX. Các yếu tố cấu thành năng suất của LVN102 là có chiều dài bắp, số hàng trên bắp, số hạt trên hàng nhiều hơn giống đối chứng, hạt đóng kín bắp, sâu cay, đường kính lõi nhỏ. Chính vì thế khả năng thực thu đạt 82 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng và các giống địa phương đang trồng.

Qua thực tế triển khai mô hình, xã Vĩnh Phú đã đề nghị UBND huyện Phù Ninh chỉ đạo đưa giống LVN102 vào cơ cấu giống ngô lai của huyện làm phong phú thêm chủng loại giống tại địa phương. 

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả

LVN102

NK4300

1

Tỷ lệ mọc mầm

%

92

89

2

Gieo – mọc

Ngày

5

5

3

Gieo – trỗ cờ

Ngày

58

62

4

Số lá/cây

16

16

5

Chiều cao cây

Cm

195

192

6

Chiều cao đóng bắp

Cm

100

95

7

Đường kính gốc

Cm

2,6

2,2

8

Chiều rộng lá

Cm

7,5

6,7

9

Góc lá

 

Hẹp

Hẹp

10

Màu sắc lá

 

Xanh đậm

Xanh đậm

11

Màu sắc hạt

 

Vàng cam

Vàng

12

Độ đồng đều

 

cao

cao

13

Độ kín lá bi

 

Che kín bắp

Che kín bắp

14

Thời gian sinh trưởng

Ngày

102

110

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm