| Hotline: 0983.970.780

Lý do các ngôi sao thường nhấp nháy

Thứ Tư 30/01/2013 , 10:32 (GMT+7)

Tại sao các ngôi sao thường nhấp nháy còn các hành tinh thì không?

* Tại sao các ngôi sao thường nhấp nháy còn các hành tinh thì không?

Đặng Thị Oanh, Gò Dầu, Tây Ninh

Theo thông tin từ trang web thienvanhoc.org thì chúng ta thấy những ngôi sao nhấp nháy bởi vì ánh sáng từ những ngôi sao phải đi qua các tầng khí quyển. Vì không khí di chuyển liên tục ở các tầng khác nhau, chúng làm cho ánh sáng từ ngôi sao bị bẻ cong, do đó ta thấy chúng giống như nhấp nháy. Vậy liệu chúng ta có thấy chúng nhấp nháy nếu chúng ta quan sát từ không gian? Không. Nếu bạn quan sát sao từ trạm vũ trụ hay tàu vũ trụ, bạn sẽ không thấy chúng nhấp nháy.

Ánh sáng từ những hành tinh cũng đi qua bầu khí quyển, nhưng hành tinh ở gần hơn các ngôi sao nhiều. Do các hành tinh ở gần trái đất nên ta nhìn thấy chúng không phải là những điểm sáng như các ngôi sao mà là những đĩa sáng. Trong toán học, một mặt gồm vô số điểm tạo thành. Bởi vậy ánh sáng từ đĩa sáng của hành tinh truyền đến Trái đất cũng có thể coi là ánh sáng truyền từ vô số điểm sáng. Những chùm ánh sáng đó khi xuyên qua tầng khí quyển phức tạp của trái đất đương nhiên cũng bị tác động khiến mỗi tia sáng đều bị nhấp nháy, lúc sáng lúc tối.

Nhưng cả chùm vô số tia sáng đó không phải cùng tắt giống nhau (nếu sáng, tắt cùng lúc thì ta sẽ thấy các hành tinh cũng biết nhấp nháy) mà tia này sáng thì tia kia tắt hoặc ngược lại. Vì vậy quan sát ánh sáng của các hành tinh, ta thấy cường độ ánh sáng của chúng dường như không đổi, do đó chúng không nhấp nháy.

* Làm cách nào để xác định niên đại của mẫu vật hoá thạch?

Hung.nguyen@gmail.com

Các chuyên gia cho biết mẫu vật hóa thạch cần được các chuyên gia thẩm định xen thuộc loại nào, sau đó mới biết là tương ứng với niên đại nào của Trái đất. Ví dụ đó là thuộc Bộ Ba Thùy thì là thuộc Đại Cổ sinh. Nếu là Khủng Long thì thuộc Đại Trung sinh. Nếu là phấn hoa thì sớm nhất cũng là từ niên đại Creta (Bạch Phấn). Nói chung phải nhờ đến các chuyên gia Cổ sinh vật học ở Đại học Quốc gia Hà Nội hay ở Tổng cục Địa chất.

* Về mùa đông chân cháu hay bị cước, rất khó chịu. Có cách nào trị được bệnh này không?

Nguyễn Thị Hiền, Quế Võ, Bắc Ninh

Đây là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông và hay gặp ở những người lao động chân tay như: Nông dân, công nhân lâm trường, người làm nghề chài lưới, bơi đò, vận động viên đua thuyền… và cũng hay gặp ở nhóm người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, người cao tuổi và trẻ em. Do khí hậu lạnh, độ ẩm cao gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu oxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước xuất huyết.

Người bệnh cảm thấy bị đau đớn vùng bị tổn thương và ngứa ngáy khi ủ ấm làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi. Cước được chia làm hai thể: Cước cấp tính và mạn tính. Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của chấn thương do lạnh và nhanh khỏi, không tái phát. Cước mạn tính là thể nặng, gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị, khỏi hoàn toàn về mùa hè và tái phát vào mùa đông năm sau.

Đề phòng cước, các bạn nên giữ ấm chân tay bằng cách đi găng tay, bít tất len và sưởi ấm ngay sau khi nhiễm lạnh. Bỏ thuốc lá vì chất nicotin gây co thắt mạch ngoại vi làm bệnh nặng thêm. Nhất là người cao tuổi và trẻ em dưới 10 tuổi phải được chăm sóc đặc biệt, tránh bị nhiễm lạnh dễ viêm phổi, tắc mạch chi gây hoại tử tại chỗ. Khi đã bị cước, nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Có thể dùng một số loại thuốc sau:

Nicotinamide (astymicin fort) 100mg, 3 lần/ngày hoặc dipyridamole 25mg, 3 lần/ngày. Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi và tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào. Ngoài ra tại chỗ bôi mỡ corticoide như supricort N, endix G, flucinar... 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất