| Hotline: 0983.970.780

Mai ngược núi, đào chảy xuôi

Thứ Năm 12/02/2015 , 13:32 (GMT+7)

Những ngày giáp Tết Ất mùi TP.Yên Bái tràn ngập các loại hoa. Điều lạ nhất năm nay là hoa mai từ miền Nam ra lại ngược lên núi, còn đào rừng thì vẫn chảy xuôi. 

Khiến cho hai miền Nam-Bắc, miền núi và miền xuôi càng gần gụi trong không khí của ngày xuân...

Đã một tháng nay anh Lò Văn Thâng ở xã Tú lệ, huyện Văn Chấn suốt ngày lọ mọ trên rừng đánh những cây đào cổ thụ bán cho những người miền xuôi. Cây to, già nua có giá từ 5-6 triệu, trung bình 2-3 triệu, phần lớn là cắt cành.

Trước đó anh được mấy người ở tận Hải Phòng lên Tú Lệ đặt mua đào rừng, với điều kiện: Đào già, cành xù xì bám nhiều địa y, chủ yếu là nụ... Thâng rủ mấy người anh em lên Lùng Cúng bản của người Mông mua hẳn một rừng đào.

Đào rừng mọc hoang dại, chẳng cần cắt tỉa tạo dáng, quả rụng xuống nảy mầm sau 3-4 năm là thành rừng đào. Do sống ở trên núi quanh năm giá lạnh và sương mù nên địa y bám từ gốc lên tận ngọn. Mùa đông lá đào rụng hết chỉ còn trơ trọi những cành đen đúa mốc xỉn, mùa xuân đã làm bật những nụ đào nhỏ li ti, tết đến khi nắng ấm là cả một triền núi rực rỡ mầu hoa đào.


Đào rừng xuống phố

Người bán đếm cây tính tiền, cây nào to có nhiều cành có giá hơn một triệu. Mấy anh em nhà Lò Văn Thâng cũng chỉ đánh được những cây nào mọc trên nền đất, còn mọc trên sườn núi dốc nhiều đá thì cắt cành. Sau đó thì vác ra chỗ ô tô vào được để chở ra đường quốc lộ. Tính ra ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn, khá hơn đi lấy lá dong.

Một năm họ chỉ trông vào tháng tết, năm ngoái bán được 3 xe đào, năm nay anh em nhà Thâng mua được một nương đào, nhưng ở tít tận trên cao, do năm nhuận nên hoa đào nở gần hết. Nhưng cũng bán được hai xe, chỉ còn lại vài cành bán chơi, ai mua thì bán, ế mang về cắm trong nhà và ngoài sân.


Mai vàng từ miền Nam ngược lên Yên Bái

Xã Tú Lệ những ngày giáp Tết hoa đào rừng xếp đầy đường chờ bán cho các xe qua đây, bán lẻ từng cành chủ yếu bán cho các xe khách, còn khách Hải Phòng, Hà Nội...thì họ dùng xe tải to mua cả xe. Những người mua như thế, họ lên Tú Lệ trước cả tháng trời đặt hàng. Những khách hàng lớn họ chỉ ăn hàng trước ngày 23 tháng Chạp, sau ngày đó chủ yếu bán lẻ.

Từ ngày 20 tháng Chạp trước sân Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái xuất hiện hàng trăm chậu mai vàng. Lần đầu tiên mai vàng từ miền Nam được chở ngược lên Yên Bái nên nhiều người còn do dự.

Ông Nguyễn Ngọc Thuận, chủ nhân của những chậu mai vàng cho hay: Tôi người TX.An Nhơn tỉnh Bình Định chuyên trồng mai vàng bán khắp trong Nam, ngoài Bắc.


Ông Nguyễn Ngọc Thuận (trái) đang giới thiệu hoa mai với khách hàng

Mấy năm trước chúng tôi chủ yếu bán ở Hà Nội, năm nay có đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai nên chúng tôi mang mai lên đây. Năm đầu tiên chúng tôi chỉ mang 300 chậu thôi. Tính đến nay ở đây được 3 ngày, bán được khoảng 50 chậu rồi. Chưa biết thị hiếu người dân ở đây như thế nào nên bán thăm dò là chính...

Những chậu mai ông Thuận bán ở Yên Bái chủ yếu là mai Giảo, còn mai cúc, hoa nở nom như hoa cúc giá cao nên không mấy người dám mua, ông chỉ mang lên vài chậu, chủ yếu giới thiệu với khách hàng.

Giá mai cũng không cao lắm, trung bình mỗi chậu chỉ 1,5-2 triệu, chậu nào đẹp, thế hay thì có giá 5-6 triệu. Trong số 50 chậu hoa ông Thuận bán, phần lớn có giá 2 triệu trở xuống.

TP.Yên Bái những ngày này tràn ngập hoa, hoa khắp nơi tràn về, không thiếu một loài hoa nào. Nhiều nhất vẫn là hoa đào bích chở từ Nam Định,  Hà Nội chở lên, hoa ly cũng nhiều, khan hiếm nhất là lan Hồ Điệp, sau ngày 22 tháng Chạp, vườn lan hơn 10 ngàn giò đã bán hết veo.


Người dân vùng cao Văn Chấn thì để cả vườn đào chơi Tết

Hoa Tuy líp thì không còn một bông. Năm ngoái, gần 20.000 giò lan Hồ Điệp của Trung tâm bán lay lắt gần Tết mới hết, năm nay khách vào tận nhà lưới cũng không kiếm nổi một chậu.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm