| Hotline: 0983.970.780

Mai Tết Canh Dần và những điều trăn trở

Thứ Hai 22/02/2010 , 10:12 (GMT+7)

Xuân Kỷ Sửu, hàng trăm nhà vườn và người kinh doanh mai Tết điêu đứng vì mai nở muộn. Năm nay, mai lại nở sớm, tuy không ảnh hưởng nặng nề như năm 2009 nhưng hầu hết các nhà vườn đều bị thất thu.

Xuân Kỷ Sửu, hàng trăm nhà vườn và những người kinh doanh mai Tết đã điêu đứng vì mai nở muộn. Năm nay, mai lại nở sớm, tuy không ảnh hưởng nặng nề như năm 2009 nhưng hầu hết các nhà vườn đều bị thất thu, nhất là mai cổ thụ lại càng khó bán. Có người doanh thu quá thấp, không đủ chi phí cho vận chuyển và thuê lô.

Anh Huỳnh Văn Bảy đưa ra lô tại bến Ninh Kiều – Cần Thơ 30 cây mai lớn nhỏ, sau 15 ngày trực chiến, cơm hàng cháo chợ nhưng chỉ bán được vài ba cây, thu trên 30 triệu đồng nhưng chi phí cho chuyên chở, bốc vác và tiền thuê lô hết 15 triệu.

Cách nay vài ba năm, nhiều nhà vườn trồng hoa kiểng ăn nên làm ra, một phần nhờ cây mai Tết, trong đó rất nhiều hộ vươn lên khá giả, đáng kể là ở các làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre) và một số quận, huyện ở Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long…

Bến Tre từ lâu được coi là “Vương quốc của mai vàng”, chỉ riêng huyện Chợ Lách cũng đã có tới hằng ngàn hộ chuyên sản xuất hoa và cây kiểng, trong đó có khoảng 1/4 hộ chuyên doanh mai Tết mỗi năm thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Anh Nguyễn Ngọc Tốt, một nghệ nhân nổi tiếng ở xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) cho biết cây cảnh chủ lực ở Cái Mơn là kiểng tắc và mai vàng. Mỗi năm các nhà vườn đã tung ra thị trường hằng trăm ngàn chậu mai đủ loại, đủ cỡ, giá cả từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng/cây. Sau Tết, đa số các thương lái, các nhà vườn và tiểu thương đều phấn khởi trước mùa mai Tết.

Tại TP.Cần Thơ có hàng chục nhà vườn chuyên trồng mai với qui mô lớn (từ 500 đến 1.000 cây), nổi tiếng nhất là cơ sở VẠN LỢI của anh Nguyễn Văn Chót ở phường An Bình; vườn mai của anh Nguyễn Phước Hậu, anh Phan Thông Sang ở phường Thới Bình… mỗi năm cũng thu nhập trên vài trăm triệu đồng. Ngoài việc kinh doanh mai Tết (mai nguyên thủy và mai ghép) nhiều nghệ nhân còn đầu tư cho mai nghệ thuật (mai Bonsai và mai cổ thụ) với giá từ vài ba triệu đến hằng trăm triệu đồng/cây.

Tết Canh Dần này, mặc dù nhiều nhà vườn đã nỗ lực tạo dáng, uốn sửa nhằm nâng mai lên thành những mặt hàng “chất lượng cao”, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc, xử lý phân thuốc và chọn ngày lảy lá sao cho hoa nở đúng giao thừa. Tuy mỗi nghệ nhân đều có kinh nghiệm và bí quyết chăm sóc riêng nhưng do thời tiết thay đổi bất thường nên phần lớn mai đều nở sớm, khiến cho nhiều khách hàng từ chối. Đa phần người mua chỉ chọn những chậu mini (mai để bàn) có giá từ 70.000đ - 100.000 đ/chậu. Riêng các loại mai gốc, mai cổ thụ thì rất ít người mua, một phần vì giá cao, một phần do hoa nở sớm không đúng giao thừa.

Anh Phước Hậu cho biết khách hàng hiện nay mua mai họ rất kén chọn. Những người biết chơi họ thường chọn những cây nghệ thuật, gốc đẹp, tàn nhánh hài hòa và hoa to rực rỡ. Anh Nguyễn Văn Thông, một người từng kinh doanh mai Tết cho biết: “Số lượng mai Tết mỗi năm một tăng lên. Có thể nói mai vàng là mặt hàng chủ lực đã chiếm lĩnh thị trường hoa kiểng Tết. Từ mai nhỏ, mai trung đến mai cổ thụ tăng lên gấp rưỡi các năm rồi, trong khi sức mua lại không mạnh nên không sao tránh khỏi tình trạng ế ẩm, phải cho xuống ghe chở về nhà".

Điều đáng nói là đối với mai cổ thụ, do hàng khan hiếm nên nhiều nhà vườn đã tự ý tăng giá đến mức chóng mặt (từ vài trăm triệu/cây trở lên) khiến cho khách không còn hứng thú với cây kiểng truyền thống khiến cho sức mua ngày càng giảm.

Nhiều người đề nghị miền Tây nên có một Hiệp hội Hoa kiểng để có kế hoạch sản xuất và phân bố cho từng vùng, tránh tình trạng mạnh ai nấy trồng để rồi năm nào cũng lặp đi lặp lại cảnh “hàng nhiều dội chợ”, đầu ra bất ổn khiến cho nhiều nhà vườn phải điêu đứng, thậm chí trắng tay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm