| Hotline: 0983.970.780

Mai Tết nở như... pháo

Thứ Hai 08/02/2010 , 10:50 (GMT+7)

Hơn ai hết, cứ mỗi dịp Tết đến là các chủ nhà vườn trồng mai ở Bình Định đều thắt lòng khi nghĩ đến câu thơ “Nắng mưa là bệnh của trời…” (Nguyễn Bính)!

Hơn ai hết, cứ mỗi dịp Tết đến là các chủ nhà vườn trồng mai ở Bình Định đều thắt lòng khi nghĩ đến câu thơ “Nắng mưa là bệnh của trời…” (Nguyễn Bính)!

Nếu như trong những ngày đầu tháng Chạp, không khí ở các vườn mai tại “làng mai bạc tỉ” thôn Háo Đức, xã Nhơn An (An Nhơn) rộn ràng bao nhiêu thì trong những ngày cận Tết này, gương mặt của những chủ vườn héo hắt bấy nhiêu. Nếu như lúc ấy, những con đường bê tông dẫn về làng mai Háo Đức rầm rập những chuyến xe tải chở đầy những chậu mai xuất vườn lên đường “hành phương Bắc” thì bây giờ cũng những chiếc xe ấy từ Hà Nội quay trở về với những chậu mai  nở xơ xác, cành ngọn tả tơi. Gương mặt ủ rũ của các thương lái đã “tiết lộ” rằng, những chuyến mai Tết năm nay vừa mang lại cho họ khoản…lỗ cực nặng!

Chiếc xe tải chở những chậu mai Tết của chị Phạm Thị Ly ở đội 1 thôn Kim Châu, thị trấn Bình Định (An Nhơn) vừa từ Hà Nội quay trở về, bước xuống xe với gương mặt hốc hác, chị Ly đã hộc tốc đi thuê nhân công “bốc” gần 300 chậu mai cũng xơ xác không kém gì gương mặt chị xuống xe, đặt tạm ở những lô đất trống chưa kịp xây dựng nhà tại khu dân cư mới ở khu vực Kim Châu.

Vừa lấy ống tay áo lau mồ hôi trên gương mặt buồn bã, chị Ly vừa tâm sự: “Em làm nghề buôn bán mai Tết tại thị trường Hà Nội hàng chục năm nay rồi nhưng chưa có năm nào “bể” như năm nay. Năm ngoái cũng “bể” nhưng còn bán đổ bán tháo gỡ gạc được tiền chi phí vận chuyển, năm nay kể như “bể vụn”, chở đi 300 chậu thì chỉ bán được vài chục cây bởi vừa ra đến Hà Nội thì tất cả những chậu mai đều nở hoa toe toét, suốt 20 ngày “ăn dầm nằm dề” ngoài ấy nhưng chẳng ai thèm ngó ngàng đến những chậu hoa chưa Tết đã tàn”.

Chị Ly chua chát cho biết thêm: “Vào mùng mười tháng Chạp năm nay, tôi rong ruổi dạo khắp các nhà vườn ở làng mai Háo Đức để chọn mua 300 chậu mai 2- 3 năm tuổi có bông búp rất đẹp, không hề cho thấy có dấu hiệu nở sớm với giá bình quân 300.000đ/cây. Thêm vào đó, giai đoạn ấy thời tiết ở Hà Nội đang rất lạnh nên cái sự hoa nở sớm trước Tết là không thể xảy ra nên tôi yên tâm thuê xe chở chúng lên đường. Ai dè, bày mai ra chưa được bao lâu thì thời tiết ở Hà Nội chuyển nóng. Cứ mỗi ngày cái sắc vàng càng “rực rỡ” hơn trên những chậu mai như “trêu ngươi” nhìn thấy mà đau lòng. Chưa đến Tết, nhìn chúng đã nở hoa “tanh bành” kiểu đó thì khách nào dám mua. Chi phí xe cả chuyến ra, chuyến vào mất đứt 40 triệu đồng”.

Không chỉ vậy, do không phải là nhà vườn nên chị Ly không có bãi chứa, để có chỗ cho gần 300 chậu mai kia đứng đến Tết năm sau chị Ly phải đi thuê đất với giá 4 triệu đồng/300m2/năm. Tiếp đến, để sửa sang “nhan sắc” cho những chậu mai xơ xác kia chị Ly phải thuê công sang chậu: 70.000đ/công/ngày và công uốn lại cành: 120.000đ/công/ngày. Thêm vào đó là chi phí nọc tre để buộc cành mai với hơn 6.000 nọc/gần 300 chậu và 10 xe cộ đất với giá 40.000đ/cộ. Năm nay bán không được lỗ nặng đã đành, chờ đến Tết sang năm thì ôi thôi, phải gánh thêm muôn khoản chi phí là vậy.

Nỗi đau mai ế không chỉ “bấu” các thương lái mà các nhà vườn cũng “tê tái” lòng. Chủ vườn mai kỳ cựu Nguyễn Văn Thành than thở: “Năm nay biết thời tiết biến chuyển bất thường dù đã “canh” hết cỡ, 1 lứa lặt lá vào cuối tháng 11, 1 lứa lăt lá vào đầu tháng Chạp để “ăn may” nhưng cuối cùng lứa nào cũng bị nở hoa sớm. Có vườn nở sớm đến gần 1 tháng. Có vườn có đến cả vài ngàn chậu nhưng chủ nhân thì không có mai chơi Tết bởi đã “tét lét” hết trơn rồi. Hầu hết các vườn mai nở sớm đều phải chịu cảnh nằm vườn hoặc bán đổ bán tháo vài lứa chịu mất cả vài ba trăm ngàn/chậu để lấy tiền “nuôi” những lứa khác”.

Cảnh thê thảm còn rải dài dọc quốc lộ 1A đoạn ngang qua tỉnh Bình Định, nơi nhiều người bày bán mai rong trong những ngày trước Tết. Ế ẩm bao trùm lên những cánh mai rũ rượi. Để kiếm tiền cải thiện cái Tết cho gia đình, vào đầu tháng Chạp, chị Nguyễn Thị Ái ở thôn Huỳnh Kim, xã Nhơn Hòa (An Nhơn) mua mấy chục chậu mai về bày bán bên lề quốc lộ. Nào ngờ vừa mua về thì các chậu mai đều nở rộ, khách qua đường nhìn vào liền ngó lơ. Nắng càng lên hoa càng nở, từ đó đến nay không bán được chậu nào. Nóng ruột, suốt ngày chị Ái cứ quanh quẩn bên những chậu mai ế để lặt những đóa hoa nở sớm khắc phục “dáng” cho những chậu mai.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm