| Hotline: 0983.970.780

Malaysia: Thị trường cho lao động bình dân

Thứ Ba 28/12/2010 , 10:37 (GMT+7)

Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động VN bình dân nhất từ trước đến nay và không đòi hỏi nhiều về trình độ tay nghề.

Một lớp học nghề ngắn hạn trước khi sang lao động tại Malaysia

Nếu như Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường kén chọn trình độ lao động xuất khẩu thì Malaysia lại là thị trường tiếp nhận nhiều lao động VN bình dân nhất từ trước đến nay và không đòi hỏi nhiều về trình độ tay nghề.

Trong danh sách những thị trường tiếp nhận lao động VN mà Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) quản lý thì có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đang đưa lao động sang làm việc tại Malaysia và chừng 100.000 lao động ta đang làm việc tại thị trường này. Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Lương trung bình mỗi công nhân làm trong nhà máy lắp ráp điện tử từ 300-400 USD/tháng, thậm chí có nơi trả tới 700 USD/người/tháng.

Đây là quốc gia có diện tích 329.847 km2, đứng thứ 66 trên thế giới. Dân số của Malaysia là khoảng 28 triệu người, đứng thứ 43 trên thế giới. Tại Malaysia có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, thời tiết giống như TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam. Ngôn ngữ chính thức tại Malaysia là tiếng Malay. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi tại đây. Đồng tiền tại Malaysia là Ringgit. 1 USD = 3,53 Ringgit.

Theo lời đại diện của Bộ LĐTB-XH, Malaysia là một trong 8 nước có Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam trực thuộc Cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại nước này. Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ đầu năm 1992. Ngoài nhu cầu về lao động công nghiệp, hiện nay nhu cầu lao động trong lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử tăng cao.

Đây là thị trường có ngành nghề phù hợp với trình độ lao động của ta, tạo cơ hội cho một số lượng lớn lao động nông thôn, người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, hiện nay, Malaysia có nhu cầu cao tiếp nhận lao động nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình.

Tuy nhiên, theo cảnh báo của Bộ LĐTB-XH, người lao động sang đây làm việc phải nắm bắt những thông tin về đất nước này. Đó là, Malaysia cấm nhập khẩu các mặt hàng như: bất kỳ một loại biểu tượng nào hoặc là hiện vật có thể gây nên những hiểu lầm hoặc những biểu tượng, hiện vật đó có chủ định hoặc sẽ được sử dụng làm ảnh hưởng tới lợi ích Liên bang hoặc để khuếch trương, quảng cáo cho mục đích làm tổn hại đến hòa bình, thịnh vượng hoặc trật tự xã hội của Liên bang...

Bên cạnh đó, Malaysia cũng cấm nhập những ấn phẩm, tranh, ảnh, sách vở, bưu thiếp, hình vẽ, hình chạm khắc, phim, băng hình, đĩa laze, đĩa mềm vi tính hoặc những ấn phẩm tuyên truyền (bao gồm cả phim chưa in tráng) hoặc những vật được in, vẽ khác; các loại quần áo có mang hình in, hoặc phiên bản của bất kỳ những dòng chữ kinh Coran; các loại dao, dao bấm; các thiết bị thu radio có khả năng thu sóng radio tần số 68-87 Mhz và 108-174 Mhz trừ những thứ được thiết kế để thu sóng radio khí tượng tại chỗ và những thứ được sử dụng cho các cơ quan quản lý thông tin; các loại rượu chứa chì hoặc thành phần của chì nhiều hơn 3,46 miligames/lít; chất thạch tín; các hóa chất độc hại.

Ngoài ra, ngôn ngữ chính thức ở Malaysia là tiếng Bahasa Malaysia. Khi gặp các quan chức chính phủ buộc phải sử dụng ngôn ngữ này nên cần đem theo một phiên dịch. Những người Malaysia gốc Hoa nói tiếng Anh nên cần phải thận trọng vì có thể hiểu sai ý nghĩa câu nói của họ. Trong văn hóa kinh doanh ở Malaysia, các bên đối tác thường trao đổi với nhau bằng tiếng Anh.

Song, người Việt Nam khi sang đây thường bỏ qua những chi tiết như: việc mất tự chủ hay cáu giận khi giao tiếp với đối tác Malaysia sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu trong quan hệ. Thái độ lịch thiệp sẽ góp phần quan trọng trong thành công khi kinh doanh ở Malaysia. Bên cạnh đó, nên lưu ý phải luôn tôn trọng người già và những người có vị trí xã hội, không hút thuốc hay đeo kính trong các cuộc tiếp xúc.

Đặc biệt, không giống như người phương Tây, người Malaysia thường tránh sự đối đầu. Họ sẽ không trả lời trực tiếp "không" khi có ý định từ chối và có những lúc im lặng trong khi đối thoại. Trước khi trả lời một câu hỏi, họ cũng thường im lặng trong 10-15 giây. Trong các buổi nghi lễ trang trọng (đặc biệt là các buổi gặp gỡ với đại diện hoàng gia, chính phủ hoặc quan chức), không nên ngồi bắt chéo chân. Người dân thường sử dụng cả hai tay hoặc tay phải khi đưa và nhận đồ vật, tránh chỉ sử dụng tay trái. Khi chào hỏi, người Malaysia thường bắt tay nhẹ, phụ nữ có thể không bắt tay.

Khi mời đối tác Malaysia đi ăn trưa hoặc ăn tối, hãy chú ý đến nguồn gốc dân tộc của họ (chẳng hạn người Malaysia theo đạo Hồi không ăn thịt lợn hoặc uống rượu mà chỉ dùng các loại thực phẩm được chế biến theo phương pháp Halal). Hay khi được mời đến nhà riêng của người Malaysia ăn tối, nên mang theo một món quà nhỏ, sôcôla hoặc hoa. Nếu chủ nhà là người Malaysia gốc Hoa thì nên mang theo rượu vang đỏ. Quà tặng thường không được mở trước mặt người tặng.

Và, điều cuối cùng mà người lao động VN khi sang đây làm việc phải nhớ rằng, người Malaysia thiểu số thường giải quyết vấn đề theo kiểu cá nhân, không tuân theo các qui chế hay luật pháp và chỉ chấp nhận những biểu hiện khác biệt nếu chúng phù hợp với đạo Hồi.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất