| Hotline: 0983.970.780

"Mãn nhãn" bí lai leo giàn

Thứ Sáu 29/11/2013 , 12:05 (GMT+7)

Bước chân vào khu vườn 5.000 m2 trồng bí lai bằng công nghệ leo giàn, chúng tôi như lạc vào một cánh rừng nguyên sinh.

Bước chân vào khu vườn 5.000 m2 trồng bí lai bằng công nghệ leo giàn, chúng tôi như lạc vào một cánh rừng nguyên sinh. Hàng nghìn quả bí dài có, tròn có, trải đều khắp nơi, đi lại không cẩn thận là bị va vào đầu.

Những giàn bí leo kể trên là mô hình nằm trong trại thực nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả (gọi tắt là Trung tâm), đặt tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Đây là mô hình do Trung tâm phối hợp cùng Cty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC) thực hiện.

Ông Phạm Ngọc Thanh, GĐ Trung tâm cho biết, các giống bí trong mô hình là giống lai mới, tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt. Đó là các giống bí lai F1 Gold Star 998, F1 Fuji 868 và F1 Tara 888. Nếu như trước đây, các loại bí thường được trồng, ra quả ngay trên mặt đất, tại Trung tâm, 3 giống bí này lại được trồng theo phương pháp leo giàn.

Giàn leo được thiết kế theo hình chữ U, hở hai đầu. Để tạo độ vững chắc, toàn bộ cột của giàn leo được đổ bằng bê tông, cốt thép. Bên trên, các thanh xà ngang dọc là những thân cây luồng bổ đôi, cứng cáp. Và cuối cùng là dùng lưới, loại mắt to bọc toàn bộ khung giàn lại.

Theo ông Thanh, chí phí vật tư làm giàn leo khoảng 1,3 triệu đồng/sào. Tuy nhiên, chi phí này đã tính khấu hao 3 vụ. Các thanh luồng, cột bê tông có thể sử dụng cho rất nhiều vụ mà không phải thay thế.

F1 Gold Star 998 được trồng với mật độ khoảng 350 cây/sào, F1 Fuji 868 trồng 400 cây/sào, F1 Tara 888 khoảng 450 cây/sào. Mô hình sử dụng 2 giống bí đối chứng là Vino 07 và HN 999. Từ ngày 20/9, bí bắt đầu ra bầu (trồng). Do gốc cây từ khi vào bầu được phủ một lớp nilon đen, gần như cỏ không thể phát triển.

Thời gian từ khi trồng cho đến khi bí ra hoa cái khoảng 44 ngày. Thậm chí, với giống F1 Tara 888, quá trình này chỉ mất khoảng 40 ngày. Trong khi giống đối chứng là HN 999 mất khoảng 46 ngày.

Ông Thanh cho biết, so với giống đối chứng, 3 giống bí lai mới này tỏ ra chống chịu sâu bệnh tốt hơn, ít phải sử dụng thuốc BVTV. Đến ngày thứ 73 - 75 thì bí bắt đầu cho thu hoạch. Theo hạch toán của Trung tâm, năng suất ba giống bí lai này cao hơn hẳn giống đối chứng từ 57 - 82%. Năng suất nhất là giống F1 Tara 888, khoảng trên 93 tấn/ha. Về giá trị kinh tế, so với phương pháp trồng bò đất, leo giàn vượt đến 150%.

Được mắt thấy, tay sờ, ông Phan Minh Thanh, HTX Vũ Di (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) thấy hết sức bất ngờ với mô hình này. “Tôi thấy những giống này ít bị sâu bệnh, quả to, đồng đều, màu sắc đẹp, chắc chắn sẽ bán được giá cao hơn khi trồng bí bò đất. Tôi đề nghị, Trung tâm cũng như Sở NN-PTNT sớm đưa giống bí này vào cho bà con SX. Đồng thời, làm nhiều mô hình như này để bà con tham quan, học tập”, ông Thanh chia sẻ.

“Đây là những giống bí lai chất lượng ngon, dẻo, ngọt, đặc biệt chống chịu sâu bệnh tốt. Tỷ lệ đậu quả rất cao, nhiều khi chúng tôi phải cắt bớt, một cây chỉ để từ 5 - 6 quả”, ông Trần Đăng Khoái, GĐ Marketing NSC cho hay.

Không chỉ Vĩnh Phúc, một số địa phương như Phù Cừ (Hưng Yên), Tân Yên (Bắc Giang), Thanh Miện (Hải Dương)… đã trồng thử phương pháp này, hiệu quả đều rất tốt. Ông Trần Đình Toàn, Phó GĐ Sở NN-PTNT Ninh Bình mong muốn, địa phương sớm có thể phối hợp với NSC triển khai mô hình này. “Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ 100% giống cho bà con tham gia mô hình trong vụ đầu tiên. Vụ thứ hai, người dân sẽ được hỗ trợ 50% giống”, ông Toàn khẳng định.

Nhưng đây mới ở dạng mô hình, nhiều người cho rằng, khi mở rộng SX chắc chắn sẽ gặp một vài khó khăn. Chia sẻ với PV, ông Tăng Xuân Hòa, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hà Nam) cho rằng, đây là một phương pháp rất tốt, hiệu quả cao, tuy vậy vốn đầu tư hơi cao so với người dân.

Người dân lại SX manh mún nên rất khó quản lý. Để mô hình thực sự hiệu quả khi nhân rộng, điều cốt yếu là phải xây dựng được vùng SX hàng hóa tập trung, giúp người dân chăm sóc, quản lý tốt hơn.

Ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế - Kỹ thuật (Bộ KH-CN) khẳng định, mô hình này đã thành công khi đưa được công nghệ mới vào SX. “Dẫu vậy, chúng ta cần mở rộng mô hình để nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về những giống bí lai mới này. Từ đây có thể đưa vào SX, tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường. Cái cần làm ngay là phải quy hoạch được vùng SX hàng hóa, xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho bà con”, ông Liễu nói.

+ Ông Nguyễn Tiến Phong, GĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc chia sẻ, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, trong đó áp dụng các TBKT là điều vô cùng cần thiết. Từ đó giúp làm tăng giá trị SX, tăng thu nhập cho người nông dân. Chúng tôi rất ủng hộ mô hình trồng bí làm giàn leo này.

+ “Hiện tại về đầu ra, có một Cty đóng tại Hòa Bình khẳng định sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm cho bà con. Kể cả 1.000 tấn họ cũng mua, tất nhiên là với giá cả hợp lý”, ông Trần Đăng Khoái, GĐ Marketing NSC.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm