| Hotline: 0983.970.780

Mặn tấn công Hải Phòng

Thứ Hai 04/08/2014 , 10:10 (GMT+7)

Nhiều khu vực ở Hải Phòng đã bị nhiễm mặn đến mức báo động như ở huyện Tiên Lãng, TX Đồ Sơn... Các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên không đủ lượng nước tưới cho SX nông nghiệp. 

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước của Hải Phòng không ngừng tăng lên cùng với quá trình phát triển KT-XH.

Lưỡi mặn tiến sâu vào đất liền

Hải Phòng là địa phương có mật độ sông lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc bộ, đạt 0,6 - 0,8 km/km2. Tổng chiều dài của toàn bộ sông ngòi chảy qua Hải Phòng khoảng gần 280 km. Mặc dù nguồn nước tương đối phong phú và phân bổ tương đối đồng đều theo diện tích.

Nhưng nguồn nước nhạt có thể khai thác, sử dụng để cấp cho các nhu cầu KT-XH là không lớn, trên thực tế chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước sông Giá, sông Đa Độ, sông Rế. Hiện nay, nhu cầu về nước cấp cho nông nghiệp và các mục đích khác của Hải Phòng không ngừng tăng lên.

Ngoài việc tăng nhu cầu về nước, khu vực ven biển của thành phố lại còn chịu thêm áp lực về nhiễm mặn, đặc biệt đối với các tầng nước ngầm và vùng cửa sông ven biển. Theo các tài liệu quan trắc chất lượng nước vùng ven biển thì lưỡi mặn đang ngày càng tiến sâu vào phía đất liền trên diện rộng, làm giảm đáng kể trữ lượng nguồn nước, nhiều nơi phải lấy nước từ địa bàn khác.

Trên các sông, vào mùa khô, hầu hết nước cửa sông ven biển đều bị nhiễm mặn, biên mặn 1‰ đã tiến sâu vào đất liền 40 km (sông Kinh Thầy), 28 km (sông Cấm), 32 km (sông Lạch Tray), 35 km (sông Đá Bạch), 40 km (sông Thái Bình) và 28 km (sông Văn Úc).

Để chống xâm nhập mặn, nhất là khu vực Thủy Nguyên, Tiên Lãng, đến nay các đơn vị quản lý buộc phải đóng 79% số lượng cống dưới đê, tương đương hơn 280 cống, con số mà lâu nay ít thấy.

Theo thống kê sơ bộ, diện tích thiếu nước tưới dưỡng lúa tại Vĩnh Bảo khoảng 1.370 ha, Tiên Lãng 1.500 ha, Thủy Nguyên 5.000 ha, các địa phương thuộc hệ thống thủy lợi Đa Độ và An Hải khoảng 6.000 ha.

Ngoài tác động nước biển dâng, quá trình xâm nhập mặn, các nguồn nước của Hải Phòng còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc địa chất phức tạp, các hoạt động tân kiến tạo tương đối mạnh. Địa hình bị phân cắt bởi nhiều cửa sông ven biển cùng với chế độ thủy văn, đặc điểm thổ nhưỡng phức tạp.

Cũng theo TS. Phan Văn Trường, Hải Phòng cần đặc biệt chú ý đến việc quy hoạch, phát triển rừng ngập mặn và đất ngập nước. Trên đó có thể khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát triển nông lâm nghiệp, phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường…
Hiện nay, đất nhiễm mặn ven khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa với năng suất thấp thường bị bỏ hoang. Để tận dụng vùng đất này, Hải Phòng đang tìm kiếm và định hướng sử dụng các giống cây trồng chịu mặn thích hợp.

Không chỉ thế, các nguồn nước của Hải Phòng còn chịu tác động của các nguồn chất thải từ thượng nguồn và chính tại địa bàn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Mặt khác, việc khai thác, sử dụng nguồn nước lại chưa hợp lý, gây thất thoát, lãng phí lớn đe dọa tới tiềm năng các nguồn nước của thành phố.

Nghiên cứu giải pháp

Trước thực trạng trên, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Hàn lâm KH- CN Việt Nam) tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nhiễm mặn và nghiên cứu khả năng khai thác các nguồn nước phục vụ phát triển KT-XH khu vực Hải Phòng.

Nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu cùng với nhu cầu sử dụng nước tăng sẽ làm các biên mặn trên các sông sẽ vào sâu hơn trong đất liền và các đới chứa nước nhạt thu hẹp lại, diện tích phần nước mặn tăng lên. Trong thời gian trên 20 năm tới, các tầng nước ngầm sẽ bị giảm trữ lượng và mặn hóa nhiều nơi.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng khẳng định, mặc dù diện tích bị nhiễm mặn ngày càng tăng nhưng vẫn có thể lấy được nước nhạt trong nhiều tháng mùa cạn và nhiều giờ trong những ngày mặn nhất như sông Thái Bình khoảng 0,5 - 5 km, Ninh Cơ khoảng 8 km, các sông khác khoảng 1 km.

Việc phòng chống toàn diện quá trình xâm nhập mặn cần một hệ thống giải pháp đồng bộ. Trong đó, đối với ngành nông nghiệp, theo TS. Phan Văn Trường (Viện Khoa học Vật liệu), Hải Phòng có thể xây dựng hệ thống thủy lợi đề điều tiết ngăn chặn xâm nhập mặn.

Xây dựng hệ thống đập tràn là một giải pháp tốt ngăn chặn xâm nhập qua đường sông và kênh dẫn, khi nước biển thắng thế trong sự tương tác với sông, phần nước nhạt nhẹ hơn sẽ tràn qua đập vào hệ thống sông, phần nước mặn nặng hơn sẽ bị ngăn lại. Bên cạnh đó, có thể xây dựng hệ thống đê bao chống triều cường và gió bão cấp 7, cấp 8 bảo vệ cho vùng nuôi trồng thủy sản, xây dựng hồ sinh thái nước nhạt...

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất