| Hotline: 0983.970.780

Mãng cầu trên đất cù lao

Thứ Ba 11/03/2014 , 14:10 (GMT+7)

Theo tính toán, mỗi năm, 5 công thu hoạch khoảng 10 tấn trái thì thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Đến huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) vào những ngày này, chúng tôi được nghe những câu chuyện thời sự của nhà vườn là cây mãng cầu xiêm.

Cây trồng đặc sản này “bén duyên” ở đây đã hơn 10 năm. Nhờ biết kỹ thuật xử lý cho mãng cầu xiêm ra trái nghịch, vì vậy mà quanh năm, mùa nào mãng cầu cũng có. Những hộ dù có ít đất canh tác cũng có thể thu được từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/năm, cải thiện rất lớn đời sống kinh tế gia đình. 

Anh Bùi Trung Tín ở ấp Tân Ninh, xã Tân Phú “làm quen” với cây mãng cầu xiêm đã 5 năm. Anh có 0,5 ha đất đều trồng mãng cầu xiêm.

Anh cho biết từ đất trồng lúa, năng suất bấp bênh đã chuyển dần sang trồng mãng cầu. Năm đầu đắp mô trồng bình bát, dưới ruộng vẫn làm lúa. Năm sau bắt đầu ghép mãng cầu. Năm sau nữa cây bắt đầu có trái. Lúc đó mới lên liếp hẳn hoi, không canh tác lúa nữa.

Ưu thế của loại mãng cầu ghép là không kén nước, cây sống dai, mau cho trái, trái nhiều, to. Mỗi năm mãng cầu cho 2 vụ trái, rộ nhất là đầu mùa mưa và đợt giáp tết. Nhưng nhà vườn cho cây thụ phấn cho trái theo ý muốn để bán được giá.

Theo tính toán, mỗi năm, 5 công thu hoạch khoảng 10 tấn trái thì thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Nhờ phát triển tốt trên vùng đất phèn mặn, mãng cầu xiêm được ngành chức năng tỉnh xác định là cây trồng chuyên canh của huyện ven biển Tân Phú Đông. 5 năm tới, huyện sẽ mở rộng hơn 500 ha. Trước mắt cần mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến tại địa phương; thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác; tăng cường xúc tiến thương mại; quảng bá thương hiệu đồng thời đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Hay như gia đình của ông Đào Văn Đồng cũng ở ấp Tân Ninh, trước đây khi còn làm ruộng, 5 công đất của gia đình chỉ giải quyết được cái ăn mà thôi, còn tất cả chi tiêu khác đều phải nhờ vào tiền chăn nuôi hoặc làm thuê thêm của 6 - 7 thành viên trong gia đình.

Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm đến nay, gia đình đã khá lên rất nhiều, các con của ông dù đã có gia đình riêng cũng không còn sợ cái cảnh nghèo khó như trước nữa.

Ông Đồng chia sẻ, vụ vừa qua thu hoạch 10 tấn mãng cầu, trừ chi phí gia đình  thu được trên 75 triệu đồng. Số tiền này trước đây ông phải vất vả hàng năm trời cũng không có được. Đây quả là kết quả rất đáng mừng đối với ông.

Ông kể lại, thời điểm trước năm 2006, trong khi những hộ xung quanh đã mạnh dạn lên liếp lập vườn trồng mãng cầu và đã làm giàu cả rồi, nhưng gia đình của ông vẫn cứ loay hoay làm ruộng, nuôi heo, thu nhập bấp bênh, các con ông phải rời quê đi làm thuê xa xứ mới đủ tiền xoay sở việc nhà.

Bàn tính mãi, cuối cùng ông cũng nhận ra, mỗi nơi đều có một đặc sản phù hợp với vùng đất của mình, có lẽ vùng đất phèn mặn này thiên nhiên đã ban tặng cây mãng cầu xiêm để nông dân vơi đi phần vất vả và có điều kiện vươn lên làm giàu; chứ không lẽ cứ mãi bỏ quê mà đi. Vậy là ông quyết tâm chuyển đổi như nhiều hộ khác: Trồng mãng cầu xiêm. 

Tính trung bình, mỗi công mãng cầu có thể trồng từ 40 - 60 gốc tùy hộ dân, mỗi gốc khi đạt hơn 3 năm tuổi trở lên cho trái ổn định, vậy mỗi công có thể thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng. Mức lãi rất cao.

Có lẽ nhờ vậy mà, gần 10 năm nay, những hộ dân đã từng rời quê đi làm công nhân ở các khu công nghiệp có điều kiện quay về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trên địa bàn xã Tân Phú, ngoài cây dừa thì mãng cầu xiêm đang là cây trồng chủ lực góp phần rất lớn để giải quyết bài toán xóa nghèo của xã, đã có gần 600 hộ tham gia trồng mãng cầu với tổng diện tích gần 300 ha. Thu nhập trung bình của mãng cầu xiêm hiện đạt trên 200 triệu đồng/ha.

Những xã lân cận trong huyện như Tân Thạnh, Tân Thới, Phú Thạnh cũng bắt đầu tăng dần diện tích, mỗi năm tăng khoảng hàng chục ha. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 400 ha mãng cầu. Tuy nhiên, gần đây do kỹ thuật canh tác, sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu là tác nhân gây bệnh khô cành, thối rễ.

Thời gian qua đã có hơn 30 ha của 68 hộ trồng mãng cầu xã Tân Phú bị bệnh này lan rộng làm chết gần 13 ha. Tính chung toàn huyện có 62 ha bị nhiễm bệnh.

Mới đây, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiến hành nghiên cứu có kết quả và hướng dẫn nông dân biện pháp phòng, chống bệnh khô cành, thối rễ trên cây mãng cầu xiêm.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm