| Hotline: 0983.970.780

Mang tấm lòng hảo tâm đến với anh Lý Văn Xanh

Thứ Sáu 14/10/2011 , 12:17 (GMT+7)

Thay mặt Báo NNVN, chúng tôi đã vượt 150 km đường rừng mang niềm tin và tấm lòng hảo tâm của bạn đọc đến trao cho anh Lý Văn Xanh, người khổ nhất núi Kim Sơn.

Đại diện báo NNVN trao quà của báo và tiền của những bạn đọc hảo tâm cho anh Lý Văn Xanh

Sáng 22/9/2011 đang trên đường lên xã vùng cao Ý Tý, tôi nhận được điện của anh Lê Điền Sơn- Hội Cựu chiến binh Cty Đường Quảng Ngãi, anh cho hay:

Báo NNVN số 16/9/2011 đăng bài "Người khổ nhất núi Kim Sơn", tôi đã liên lạc với anh Ngọc Thắng- Trưởng Văn phòng Báo NNVN tại Cần Thơ, anh Thắng bảo tôi gửi cho anh là đại diện Báo NNVN khu vực miền núi phía Bắc nhờ anh chuyển giúp tới anh Lý Văn Xanh, với số tiền 2 triệu đồng…

Nghe giọng của anh tôi xúc động quá, anh thương cảm cho thân phận một con người vô danh, bất hạnh sống lầm lũi dưới chân núi Kim Sơn. Mấy hôm sau anh Ngọc Thắng cho tôi hay: Có 3 độc giả nữa cũng gửi tiền giúp đỡ anh Xanh, người 200 ngàn, người 400 ngàn, người 450 ngàn, trong đó có một phật tử ở ngõ 34 Âu Cơ Hà Nội, nhờ anh chuyển giúp…

Tôi cứ miên man nghĩ về những bạn đọc giàu lòng nhân ái đó, mấy lần định mang số tiền ấy cho anh Xanh, nhưng hai cơn bão số 5, 6 không tài nào đi được. Bởi nhà anh Xanh ở tít dưới chân núi Kim Sơn, đường mùa mưa rất khó đi. Bão tan, sớm ngày 11/10/2011 tôi quyết định lên đường.

Tôi điện hỏi anh Phạm Thành- hạt trưởng Hạt KL Bảo Yên, anh Thành bảo: Đường từ Phố Ràng ra Bảo Hà xe quặng cày xới tan nát, từ Bảo Hà lên Kim Sơn không đi ô tô được, chỉ còn cách đi tắt qua xã Minh Tân, nhưng con đường này cũng không biết sau hai cơn bão thế nào. Anh cứ lên, tôi sẽ lấy xe gầm cao của hạt đưa anh đi.

Khoảng 9 giờ tôi lên tới Phố Ràng, anh Phạm Thành gọi điện khắp nơi hỏi đường, tất cả đều tắc, cuối cùng chúng tôi quyết định đi đường qua xã Minh Tân, tắc đâu thuê xe máy đi tiếp. Anh Thành trực tiếp lái xe đưa chúng tôi đi, đến Minh Tân thì đường sụt lún không đi được, anh Thành gọi cán bộ kiểm lâm địa bàn Nguyễn Tiến Luật, rồi anh Luật lại nhờ anh Kim Thanh Việt, cán bộ Văn phòng UBND xã Minh Tân lấy xe máy đưa chúng tôi lên Kim Sơn.

Không thể tả hết được con đường lên Kim Sơn, chúng tôi phải "tăng bo" nhiều đoạn, dốc Cao Sơn lổng chổng đá, tôi ngồi sau xe máy nhưng không dám nhìn xuống vực sâu hun hút. Sau một giờ vật lộn với con đường chúng tôi mới tới được nhà anh Lý Văn Xanh. Tôi không thể tin vào mắt mình, một con người đang bò lê lết trên con đường men bờ ao để vào ngôi nhà chả khác chi cái lều vịt. Anh "đi" như một con ếch bằng đôi tay, mỗi "bước" phải dướn thân mình lên lê hai chân sau teo tóp lấm lem bùn đất.

Anh Lý Văn Xanh lê lết trên đường về nhà mình

Anh là kết quả của mối tình chớp nhoáng giữa mẹ anh với một anh bộ đội cũng là dân tộc Tày ở bản Phùng, xã Điện Quang, huyện Bảo Yên. Chú rể anh là ông Hoàng Đông Nam cho biết, mẹ anh nuôi anh lên 10 tuổi, rồi bỏ đi. Bây giờ bố và mẹ anh đều đã chết cả rồi…Ông Nam và mọi người ở đây chẳng biết anh Xanh chân tay teo tóp, do bẩm sinh hay do chất độc da cam từ người cha bộ đội ngấm sang, hay do nguồn nước suối chảy từ núi Kim Sơn xuống có chất độc gì đó. Như vậy, năm nay anh đã 45 tuổi, thì 35 năm côi cút, 45 năm lê lết trên mặt đất. Nắng cũng như mưa, mùa đông cũng như mùa hạ.

Trong nhà anh không có gì đáng giá nổi 50.000đ trừ chiếc xe lăn do Sở Lao động Thương binh- Xã hội Lào Cai tặng. Nhưng chẳng bao giờ anh ngồi lên đó, bởi đường ở bản I-AB Kim Sơn gập ghềnh vết chân trâu đi xe lăn sao được? Thấy mấy bộ quần áo treo ở góc nhà, hỏi ra mới biết mọi người cho, nhưng có lẽ anh chỉ mặc áo còn quần chẳng mấy khi mặc, bởi bò lê trên đất mặc quần thì bò sao được.

Căn nhà trống hơ trống hoác, nền đất mùn giun đùn từng đống, chiếc chăn và đệm bằng mền chăn bông đen đúa còn vương rất nhiều đất cát, có lẽ đó là đồ cũ ai đó cho. Tôi hỏi anh một năm được ăn mấy lần thịt cá, anh lắc đầu, nói với cái giọng ngọng nghịu, mấy người anh em phải bổ sung thêm: Không có tiền mua, ngày Tết anh em cho thì ăn, còn chỉ ăn muối ớt. Củi không lên rừng lấy được, thuê lũ trẻ lấy củi bó bằng cổ tay giá 500- 1.000đ. Nhà có một sào ruộng, cho người ta làm, mỗi vụ họ chia cho 2 bao thóc, còn thì nhờ vào 180.000đ của Nhà nước cho…

Tôi trao 3,05 triệu số tiền của bạn đọc giúp đỡ anh, lần đầu tiên trong đời anh được nhận một số tiền lớn như vậy, lần đầu tiên anh được cầm tờ bạc 500.000đ, tay run bần bật. Báo NNVN trao tặng anh chiếc chăn len, anh ôm chiếc chăn mà nước mắt cứ rưng rưng chẳng nói được thành lời.

Thay mặt Báo NNVN, chúng tôi đã vượt 150 km đường rừng mang niềm tin và tấm lòng hảo tâm của bạn đọc đến trao cho anh Lý Văn Xanh, người khổ nhất núi Kim Sơn. Chúng tôi xin cảm ơn tấm lòng hảo tâm của bạn đọc, cảm ơn Hạt KL Bảo Yên, cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đoàn công tác của Báo NNVN đem được số tiền ít ỏi, đến trao tận tay anh Lý Văn Xanh.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm