| Hotline: 0983.970.780

Mập mờ chữ đường!

Thứ Tư 16/08/2017 , 15:06 (GMT+7)

Mấy năm gần đây, người trồng mía Bình Định gặp hết đọa này tiếp tới đận khác. Trước bán mía cho NM Đường Bình Định xong, dù phải đi đòi “ráo nước miếng” vẫn không được trả tiền, phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền mới đòi được nợ.

Giờ vấn đề thanh toán tiền mua mía sòng phẳng, thì chữ đường lại bị đánh thấp hơn nhiều so với trước đó.
 

Cán bộ HTX bán tín bán nghi

Ông Trần Định Thọ, Giám đốc HTXNN Thượng Giang, xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) cho biết, xã đang trồng gần 400 ha mía. Những năm qua, NM Đường Bình Định không còn đầu tư cho vùng nguyên liệu mía như trước đây, người trồng mía bị “thả nổi”, nhưng từ lâu đời đã gắn bó với cây mía nên không thể một sớm một chiều quay lưng với nó, nhiều hộ vẫn cố giữ cây mía… chờ thời!

21-20-53_1
Xe mía đậu trước NM Đường Bình Định đợi đo chữ đường xong để lên cân.

Thế nhưng “thời” đâu không thấy, mà chỉ thấy cây mía ngày càng lụn bại. “Cây mía đến kỳ thu hoạch là phải bán. Trên địa bàn chỉ có NM Đường Bình Định thu mua, nếu không bán cho họ thì biết bán cho ai. Nói về giá, NM này mua không thua các nhà máy lân cận, nếu mía đủ 10 chữ đường.

Nhưng khi NM đo chữ đường những xe mía của dân thì không 1 xe mía nào đủ 10 chữ đường, chữ đường thấp đồng nghĩa giá mua mía sẽ thấp hơn. Người trồng mía bức xúc, nhưng muốn biết họ đo kiểu gì để ra mía không đủ 10 chữ đường thì người trồng mía “bó tay”, NM nói sao người dân đành nghe vậy”, ông Thọ bộc bạch.

Ông Thọ mô tả cách đo chữ đường của NM Đường Bình Định như sau: Xe mía chở tới, cán bộ mang đến cái vòng làm bằng cọng dây thép có đường kính hơn 1cm. Xe mía quay gốc ra ngoài, cán bộ NM chụp cái vòng thép ấy vào bất kỳ chỗ nào, sẽ có khoảng 15 gốc mía lọt vào trong vòng thép. Sau đó chủ xe mía có quyền rút bất kỳ cây mía nào trong 15 gốc mía ấy.

Cứ thế, 1 xe mía dù 10 tấn hay 30 tấn cũng sẽ được chiếc vòng thép “chụp” 6 lần, 6 cây mía được rút ra. 6 cây mía này được bó lại, gắn tên chủ mía vào, sau đó được cán bộ NM mang vào phòng kín ép ra, lấy nước mía để đo chữ đường. Cách đo chữ đường như thế nào thì chủ mía không thể biết được, chỉ biết kết quả chữ đường NM công bố như thế nào thì đành chịu vậy.

“Lúc lấy mía đi đo chữ đường người dân còn biết mặt mũi cây mía của mình, nhưng khi cây mía đã vào phòng kín thì chủ xe mía chỉ còn biết phó mặc cho trời, chứ biết đâu mà lần. Vả lại kiểu đo chữ đường như vậy thì NM tự làm, người bán mía không đươc chứng kiến, thậm chí bị tráo đổi cũng chịu. Kết quả chữ đường mà NM công bố mơ hồ lắm, nhưng người trồng mía không thể tính ra”, ông Thọ nói.
 

Người dân càng mơ hồ

Anh Nguyễn Văn Đức (49 tuổi), ở thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn), người đang trồng gần 3 ha mía cũng tỏ ra bức xúc vì cách đo chữ đường của NM Đường Bình Định trong vụ thu mua năm 2016 vừa qua.

“Mấy năm nay dù NM lùm xùm chuyện nợ tiền mía nhưng nếu không bán cho họ thì biết bán cho ai, nên vụ mía năm 2016 tui vẫn bán cho NM này. Tuy nhiên, tui thấy có điều lạ là những năm trước, chữ đường ruộng mía của tui luôn trên 10 chữ, nhưng năm 2016 bị đánh xuống dưới 10 chữ. Khi đã chở mía đến bán cho họ thì họ nói sao nghe vậy chứ biết nói sao”, anh Đức nói đầy vẻ nghi ngờ.

21-20-53_2
Nếu chữ đường bị đánh thấp, giá mua tuột, nông dân khó “trụ” với cây mía.

Theo nhận định của anh Đức, những năm trước độ ngọt của ruộng mía do mình trồng tương tự độ ngọt của ruộng mía năm 2016, nhưng khi đo chữ đường thì vụ mía năm 2016 mía chỉ còn 9,4 - 9,5 chữ, do vậy khi tính tiền anh Đức chỉ được nhận 840.000 - 850.000đ/tấn mía cây.

“Cả đồng mía hàng chục ha chắc chắn sẽ có những ruộng mía tốt xấu khác nhau, do mức đầu tư khác nhau, nhưng có điều lạ là chữ đường của các xe mía đều như nhau!? Với cái giá này, nếu ruộng mía gốc thì nông dân còn lãi, nhưng với ruộng mía tơ thì chỉ có lỗ. Bởi mía tơ phải tốn cho phí cày đất, mua giống, công cán tùm lum. Tui ráng lắm mới bám trụ với cây mía mấy năm nay, nếu chữ đường bị “đánh tuột” kiểu này thì không ai có thể trụ nổi với cây mía”, anh Đức bày tỏ.

Mang boăn khoăn của những nông dân trồng mía hỏi thăm 1 chuyên gia có thâm niên ngành mía đường, ông này cho biết: “Lúc lấy mía mẫu mang đi ép lấy nước để đo chữ đường, nếu NM dùng máy ép nhỏ, ép không hết nước trong 6 cây mía mẫu, đường trong cây mía không ra hết thì ắt nhiên chữ đường sẽ phải thấp. Trong trường hợp này, nếu có cán bộ chuyên môn kiểm tra thì cũng bó tay, chứ nói gì đến nông dân!”.

Cũng theo vị chuyên gia giấu tên, hiện nay, 1 số NM đường trong khu vực miền Trung đã bắt đầu bỏ cách mua xô, vì mua xô sẽ không đẩy được chất lượng cây mía tăng cao. Bởi khi NM mua xô thì nông dân sẽ “tích cực” bón phân urê để cây mía phát triển nhanh có trọng lượng, chứ cây mía không có đường.

Hiện 1 số NM đang tiến tới mua mía theo giống, theo ruộng mía, khi NM đã quy hoạch, đầu tư, theo dõi người dân canh tác ruộng mía ấy. Với cách mua này thì cả NM và người trồng mía đều có lợi.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm