| Hotline: 0983.970.780

Mập mờ về khái niệm sữa tươi sạch

Thứ Sáu 12/09/2014 , 21:25 (GMT+7)

Dường như để trấn an tâm lý người tiêu dùng, một số nhà sản xuất quảng cáo sản phẩm sữa của mình sạch, tươi. Đây là những khái niệm mập mờ, không chuẩn bởi Việt Nam không có sữa tươi sạch.

Đó là nhận định của PGS. TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp Hội chăn nuôi Việt Nam trong hội thảo “Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm sữa vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội sữa Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào ngày 9/9 vừa qua. Theo đó, ở Việt Nam không có sản phẩm sữa nào là sữa tươi sạch cũng như chưa có quy chuẩn kỹ thuật về sữa "sạch".


PGS. TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp Hội chăn nuôi Việt Nam

Trên thế giới, không có khái niệm sữa tươi sạch như Việt Nam. Người ta gọi những sản phẩm sữa đảm bảo chặt chẽ quy chuẩn chăn nuôi, chế biến sữa... là sữa hữu cơ. Thế nhưng ở Việt Nam, từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất đều gọi sản phẩm sữa này tươi, sữa kia sạch. Đây chỉ là cách nói của người dân, nhà sản xuất theo hàm ý sữa này tốt hơn, an toàn hơn. Không chỉ riêng sản phẩm sữa, nhiều sản phẩm khác: thịt, cá, rau... cũng được gọi nôm là sản phẩm này sạch, sản phẩm này tươi. Thế nhưng không ai có thể khẳng định được điều này.

Thực tế, các sản phẩm sữa ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng tiêu chuẩn khoa học bắt buộc trong việc sản xuất sản phẩm sữa. "Để sản xuất ra những sản phẩm sữa hữu cơ như của thế giới, Việt Nam chưa làm được. Theo đó, ngay từ  khâu thức ăn cho bò sữa đã phải kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ thức ăn cho bò ăn, chỉ bón bằng phân ure, chúng ta nghĩ là bình thường nhưng không, thức ăn ấy không phải là  hữu cơ. Hơn nữa, chi phí để sản xuất sữa hữu cơ tốn kém nên giá thành sữa hữu cơ thường đắt gấp 3 lần. Thế nên Việt Nam mình chưa có sản phẩm sữa hữu cơ", PGS.TS Vang cho biết.

Ở Hàn Quốc nếu sữa thường có giá 1,8 USD thì sữa hữu cơ khoảng 5 – 7 USD. Ví dụ một cây ăn quả được bón bằng phân chuồng vừa mới sản xuất ra, quả của nó là quả hữu cơ. Nhưng không, quả ấy không được coi là quả hữu cơ. Bởi hữu cơ phải qua ủ oai để không còn axit uric, ure nữa. Từ ví dụ này cho thất để sản xuất ra sản phẩm sữa hữu ở nước ta vô cùng gian nan”, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang nhấn mạnh.

Bên cạnh khái niệm sữa sạch, cách gọi sữa tươi ở nước ta cũng không đúng. Theo đó, sữa tươi phải là sữa được vắt trực tiếp từ con bò. Thế nhưng không ai uống được loại sữa này vì gây. Để uống được sữa này, phải qua một số bước xử lí, do đó không thể gọi là sữa tươi. "Như vậy khái niệm tươi không phải là khái niệm chuẩn. Ở nước ngoài, người ta không gọi sữa tươi mà gọi sữa nguyên kem, sữa tách kem hay sữa được thanh trùng, tiệt trùng…


Một góc trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế Global G.A.P tại Nghệ An của Vinamilk

Liên quan đến sữa, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang cũng nhắc đến việc Việt Nam chưa có Hội đồng Quốc gia về sữa. Theo đó, cần có Hội đồng sữa quốc gia với 3 thành phần. Một đại diện cho người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,  hai đại diện cho nhà sản xuất sữa tươi đại diện cho người nông dân để và nhà sản xuất chế biến. Ba nhóm này có quyền lợi liên quan với nhau. Khi ba nhóm này phát sinh mâu thuẫn, Nhà nước sẽ đứng ra triệu tập Hội đồng sữa Quốc gia để giải quyết vấn đề. Các nước đều có nhưng chúng ta không có. Cái này cần có và nên có để bảo vệ quyền lợi chung cho mọi người.

Việt Nam chúng ta cũng vừa vinh dự có được hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế Global G.A.P, đó là các trang trại Nghệ An, Lâm Đồng, Tuyên Quang thuộc công ty Vinamilk. Chứng chỉ GlobalG.A.P.là chứng chỉ hàng đầu thế giới về chương trình đảm bảo chất lượng trang trại, thuộc tổ chức Global G.A.P.

Bộ chứng chỉ này được thiết lập nhằm mục đích hỗ trợ các nông trại trong quy trình sản xuất, bao gồm 16 tiêu chuẩn gắt gao, đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm, phương pháp sản xuất bền vững, có chính sách chăm sóc sức khỏe và quản lý an toàn cho người lao động, thân thiện với động vật, thức ăn hỗn hợp đạt chuẩn theo luật định.

Là một hệ thống chứng nhận độc lập có uy tín, Bộ chứng chỉ Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GlobalG.A.P) đã được cấp cho hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Vinamilk là đơn vị duy nhất đạt chuẩn Global G.A.P hiện nay.

Mới đây nhất, ngành sữa Việt Nam cũng thật tự hào khi Vinamilk đoạt giải thưởng công nghiệp Thực phẩm toàn cầu IUFoST 2014 tại Canada. Với giải thưởng lần này, sản phẩm sữa nước của Vinamilk đã vượt qua hơn 100 sản phẩm được đề cử đến từ 70 quốc gia để lọt vào vòng chung kết và đoạt giải thưởng Công Nghiệp Thực phẩm Toàn Cầu 2014.

Điều đáng ghi nhận là trong tất cả đề cử tranh giải từ các nước trên thế giới, chỉ duy nhất Vinamilk đến từ Việt Nam là doanh nghiệp thuộc ngành sữa đoạt giải. Giải thưởng Công Nghiệp Thực phẩm Toàn cầu 2014 là một giải thưởng có quy mô quốc tế lớn, trong khuôn khổ hội nghị khoa học và công nghệ thực phẩm thế giới được tổ chức 2 năm 1 lần và đây là lần thứ 17, quy tụ các nhà khoa học danh tiếng toàn cầu trong lĩnh vực thực phẩm.

 

Xem thêm
Giá cá lóc tăng 5.000 đồng/kg, nông dân vẫn không có lãi

Tại Trà Vinh, cá lóc bán tại ao tăng thêm 5.000 đồng/kg so với đầu năm, nhưng người nuôi chỉ hòa vốn đến thua lỗ nếu xuất bán.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Teccombank hướng dẫn đối phó ứng dụng giả mạo, lừa đảo qua mạng

Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới, những kẻ lừa đảo không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để lừa tiền của nạn nhân.