| Hotline: 0983.970.780

Mất tiền mua ngô... không hạt

Thứ Ba 15/11/2016 , 09:30 (GMT+7)

Thật bất ngờ, khi những lớp vỏ bắp ngô lột ra, bên trong bắp ngô chỉ là những cái lõi không có hạt, hoặc bắp có hạt thì cũng chỉ lưa thưa, đoạn có hạt, đoạn không...

Giữa tuần qua, trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố theo hướng quốc lộ 3, khi đi qua địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (đoạn gần công viên Thủy Tọa), thấy có rất nhiều những người bán ngô nếp bên đường, tôi cũng tạt vào mua.

Không chỉ riêng tôi, mà cùng lúc đó có rất nhiều khách đi đường ghé vào mua ngô. Hiện đang là thời điểm bắt đầu vào mùa ngô nếp, và vùng ngoại thành này vốn nổi tiếng là có giống ngô nếp thơm, dẻo, ngon.

Khi tôi dựng xe máy để cúi xuống lựa vài chục bắp thì chủ bán ngô là một chị chừng ngoài 40 tuổi đon đả nói:

- Em lấy ngô nào, nếu chọn ở đống thì giá 5.000 đồng mỗi bắp, còn lấy túi 20 bắp chị sắp sẵn kia kìa thì chỉ có 80 ngàn đồng thôi, nghĩa là mỗi bắp là 4.000 đồng. Ngô cùng một ruộng, như nhau cả...

Thấy chị ta nói chất lượng ngô như nhau, chẳng qua những bắp chọn bỏ sẵn vào túi nilon tuy nhỏ hơn những bắp đổ đống, nhưng cũng chỉ cỡ một chín, một mười chứ không đáng là bao... nên tôi kêu chị ta cho 2 túi, và rút tiền trả 160.000 đồng.

Hí hửng vì mua được ngô nếp quê thứ thiệt, lại tươi roi rói vừa mới bẻ ở dưới ruộng lên, trên đường về nhà tôi dự định sẽ chia biếu cha mẹ bên ngoại chục bắp, bên nội chục bắp, còn sẽ luộc để cả nhà được một bữa ăn ngô nếp thả thanh.

Sau khi đã biếu 2 bên nội ngoại, số ngô còn lại tôi sai cậu con trai út bóc vỏ để luộc ngay, kẻo ngô lại nhựa ăn không ngon. Thật bất ngờ, khi những lớp vỏ bắp ngô lột ra, bên trong bắp ngô chỉ là những cái lõi không có hạt, hoặc bắp có hạt thì cũng chỉ lưa thưa, đoạn có hạt, đoạn không.

Rất nhiều bắp ngô ít hạt, thậm chí chỉ là cùi không. Nghĩ mà bực mình vì mất những gần 200 ngàn đồng mà bị người ta lừa gạt. Rồi thì ông bà nội, ông bà ngoại cũng gọi điện sang thông báo là "ngô gì lại không có hạt thế hả con?", làm tôi tức điên lên.

Mang chuyện mua phải ngô nếp không hạt kể với người hàng xóm, chị này cười ồ bảo:

- Chắc lại mua ngô cho sẵn vào túi chứ gì. Chị từng bị ăn quả lừa một lần rồi khi mua phải ngô dọc đường cũng bắp có hạt, bắp không hạt rồi. Sau lần đó chị không bao giờ mua ngô sắp sẵn vào túi, mà thích bắp nào vạch vỏ, bóc sẵn ra thấy hạt chắc đều mới mua, kể cả đắt cũng mua.

Lúc này tôi mới nghĩ mình dại, vì giá như tôi cứ chọn ngô ở đống với giá 5.000 đồng 1 bắp thì đâu nên nỗi. Mà thôi, 40 bắp ngô không hạt có thể là quả lừa khá đắng lòng, nhưng âu đó cũng là "lệ phí", là bài học để những lần sau tôi sẽ không bị lừa thêm một lần nữa.

Qua câu chuyện mua ngô, tiện đây tôi cũng muốn nhắn gửi tới mọi người khi mua bán dọc đường, lề phố hãy thận trọng để không bị mất tiền oan, rước bực vào mình giống như trường hợp của tôi...

(Hà Nội)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm