| Hotline: 0983.970.780

Mâu thuẫn gay gắt vì cách thu chi bản quyền âm nhạc

Chủ Nhật 30/07/2017 , 13:15 (GMT+7)

Lâu nay vấn đề bản quyền vẫn thường xuyên rắc rối. Thế nhưng, ngoài vài tiếng bấc tiếng chì thì vẫn chưa có ai đề cập trực diện hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN – VCPMC.

Mới đây, nhạc sĩ Phú Quang đã phát biểu rất cụ thể và rất thẳng thắn, khiến VCPMC phải có văn bản phản hồi!

08-52-32_trng_4
Nhạc sĩ Phú Quang

Nhạc sĩ Phú Quang cho rằng: “Sau một thời gian VCPMC hoạt động, tôi nhận thấy có quá nhiều bất cập. Trước đó, khi tôi còn hợp đồng để VCPMC khai thác tiền tác quyền, mỗi quý tôi chỉ được 75.000 đồng tiền tác quyền ở VTV. Tuy nhiên, khi tôi thông báo là sẽ tự thu, VCPMC xin tôi thêm 3 tháng để hoàn thành nốt công tác thu tiền tác quyền còn đang dang dở. Tôi đồng ý. Lần đó, từ tháng 9 đến tháng 12, tiền tác quyền của tôi tại VTV lập tức tăng vọt lên 43 triệu đồng. Như thế để thấy rõ ràng họ có nhiều mánh khóe trong vấn đề thu - chi tiền tác quyền, không chỉ riêng tôi mà với nhiều tác giả nữa”.

Nhạc sĩ Phú Quang nêu ra hai ví dụ. Thứ nhất: “Khi bạn tôi làm chương trình kỷ niệm ngày mất của các nhạc sĩ Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Phạm Duy, đại diện VCPMC cũng đến trực tiếp chương trình đòi tiền bản quyền. Với nhạc sĩ Văn Cao, bên nhà sản xuất trả tiền tác quyền cho vợ ông ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy có công ty Phương Nam phụ trách về vấn đề này.

Riêng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, VCPMC hét giá 16 triệu đồng/bài. Chương trình có 3 đêm, sử dụng 5 bài của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Tổng số tiền phải trả cho VCPMC là 88 triệu đồng, bao gồm cả tiền thuế, tính theo cách thu của họ. Bạn tôi không đồng ý với cách “hét giá” trên trời đó. Tôi nhớ hôm đó là thứ 7, ngày cuối tuần, đại diện của VCPMC đã “xuống giá” với bên nhà sản xuất chương trình trong vòng 15 phút. Từ 88 triệu đồng, họ hạ xuống còn 66 triệu đồng, rồi 28 triệu đồng, rồi 20 triệu đồng chỉ trong khoảng thời gian chớp nhoáng. Cách “ngã giá” chẳng khác gì đi mua mớ rau, cân thịt ngoài chợ”.

Ví dụ thứ hai: Một lần khác, khi tôi làm đêm nhạc có sử dụng một số tác phẩm của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên. Bên VCPMC lại đến đòi tiền tác quyền. Lần này là 75 triệu đồng cho 6 bài, nghĩa là 1 bài phải trả tiền tác quyền là 12,5 triệu đồng. Tổng cộng 2 đêm nhạc VCPMC đòi 150 triệu đồng cộng với 15 triệu đồng tiền thuế là 165 triệu đồng. Tôi cố tình không đóng. Chương trình đã có giấy phép của Bộ VH-TT&DL, tôi không có gì phải lo lắng. Đến sát ngày diễn, họ lại cử đại diện đến. Khi tôi nói rằng việc này đang nghiên cứu xem nên “lên” báo nào thì họ lập tức hạ giọng: “Thôi anh ơi, em lấy anh 7 triệu rưỡi 2 đêm”. Điều đó đủ thấy họ làm ăn lưu manh cỡ nào…”.

Nhạc sĩ Phú Quang khẳng khái: “Những điều tôi nói ra ở trên đều là sự thật và tôi chịu mọi trách nhiệm về những phát ngôn của mình. Tôi mong, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để kiểm tra cách thu - chi của VCPMC hiện nay!”. Ngày 14-7-2017, ông Phó Đức Phương với tư cách Giám đốc VCPMC đã ra một văn bản trả lời khá dài dòng, trích dẫn rất nhiều điều khoản. Văn bản của VCPMC đề cập đến bản quyền từ VTV và chương trình Văn Cao - Đoàn Chuẩn -Phạm Duy mà không đá động gì đến khoản bản quyền từ 165 triệu đồng được (hay bị?) hạ xuống 7,5 triệu đồng của chương trình Trịnh Công Sơn - Phạm Duy - Ngô Thụy Miên.

Văn bản của VCPMC viết: “Về vấn đề tiền tác quyền từ VTV: VTV bắt đầu ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với Trung tâm kể từ năm 2012. Kể từ sau thời điểm này, VTV mới thông qua Trung tâm để chi trả cho tác giả (trước đó VTV tự liên hệ chi trả cho tác giả). Việc chi trả của Trung tâm cho nhạc sĩ Phú Quang còn phụ thuộc vào dữ liệu do VTV cung cấp mỗi năm, vào việc thống kê từ phía VTV về tác phẩm được sử dụng, số tiền chi trả theo hợp đồng, và cần thời gian đối soát, nhập liệu, phân phối, chi trả theo đúng quy trình. Có thể điều đó đã khiến nhạc sĩ Phú Quang không đủ kiên nhẫn.

Tuy nhiên, Trung tâm chưa bao giờ chi trả cho nhạc sĩ số tiền nào giống với con số “75.000đồng” như nhạc sĩ đã nói. Căn cứ vào số liệu chính xác của Trung tâm (hiện Trung tâm vẫn còn lưu danh sách gốc mà VTV đã gửi), thì đây mới đúng là số tiền mà nhạc sĩ Phú Quang đã nhận từ VTV (sau khi đã trừ phần tác quyền để trả cho tác giả phần thơ, lời) trong 02 năm 2012-2013: Quý IV năm 2012: 1.394.975 đồng; Quý III năm 2013:409,091 đồng; Quý IV năm 2013: 443,644 đồng. Số liệu trên là tác quyền do VTV trả”.

Còn phí bản quyền liên quan đến chương trình Văn Cao - Đoàn Chuẩn - Phạm Duy, do bầu show tự trả tiền cho gia đình nhạc sĩ Văn Cao, còn bản quyền của Phạm Duy thuộc về Công ty văn hóa Phương Nam nên VCPMC chỉ thu bản quyền của Đoàn Chuẩn. VCPMC hạch toán: “Sau khi tính theo sức chứa nhà hát, giá vé bán, mức tác quyền được đưa ra là 3.500.000 đồng/bài (nhạc & lời) thu đối với 7 tác phẩm của tác giả Đoàn Chuẩn - Từ Linh (Gửi người em gái miền Nam, Lá đổ muôn chiều, Lá thư, Gửi gió cho mây ngàn bay, Thu quyến rũ, Tình nghệ sĩ, Tà áo xanh) và 1.050.000 đồng/bài (lời) 01 của tác giả Huy Cận (phần lời bài Ngậm ngùi). Tổng số tiền chưa VAT là: 25.550.000 đồng. Ông Phú Quang lúc ấy đã điện thoại cho Trung tâm để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ giảm số tiền. Trong phạm vi đàm phán, cấp phép và trên tinh thần hỗ trợ anh em nghệ sĩ, đặc biệt lại là chỗ nhạc sĩ Phú Quang, lãnh đạo Trung tâm đã đồng ý giảm thêm 20%, số tiền chưa VAT còn lại là: 20.440.000 đồng”.

Văn bản của VCPMC nhấn mạnh: “Ông Phú Quang đã sai hoặc cố tình sai khi dùng những từ như: “hét giá”, “xuống giá”, “ngã giá”… theo hướng tiêu cực, cố tình gây nhầm lẫn cho người đọc để những người không biết sự việc có một cảm nhận không đúng về một việc hoàn toàn bình thường. Ông Phú Quang cố ý miêu tả xấu đi một hoạt động nghiêm túc và đầy trách nhiệm theo quy định của luật pháp, khi tùy tiện cho rằng việc đàm phán, thỏa thuận là “chớp nhoáng” và “chẳng khác gì đi mua mớ rau, cân thịt ngoài chợ”, trong khi thực chất, mục đích tốt đẹp nhưng khó khăn sau cùng của việc thỏa thuận là hài hòa lợi ích các bên. Cuối cùng, điều buồn nhất là ông Phú Quang đã quên đi chữ “tình” mà anh em nghệ sĩ và Trung tâm ưu ái dành cho ông, khi mà ông cũng là nhạc sĩ, bằng sự ảnh hưởng của mình, đã cất công gọi điện thoại nhờ Trung tâm giúp đỡ, giảm giá cho đơn vị tổ chức biểu diễn nói trên”.

Tại sao bản quyền lại có thể “giúp đỡ, giảm giá”? Đó là ẩn số của đời sống âm nhạc, cho thấy vấn đề bản quyền cần phải làm lại một cách căn cơ, khoa học và rõ ràng hơn!

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Giành vé đi tiếp?

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trong khuôn khổ VCK U23 châu Á sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/4/2024 trên sân vận động quốc tế Khalifa. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm